1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

So sánh giữa sáng chế và kiểu dáng công nghiệp có gì khác nhau?

Khi so sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, rất nhiều người nhầm lẫn chúng với nhau. Do vậy, bài viết ngày hôm nay sẽ nêu cho bạn sự khác nhau giữa hai loại hình này bởi thông thường, khi đăng muốn đăng ký bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta cần xác định rõ đối tượng chúng ta dự định đăng ký là gì. Với mỗi loại hình, luật yêu cầu quy định về hồ sơ cũng như điều kiện khác nhau. Nếu không nắm rõ được điều này, thời gian đăng ký bảo hộ sẽ bị kéo dài ra lâu hơn rất nhiều.

So sánh giữa sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

1. Khái niệm

Tại Khoản 12, 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định như sau:

“…12. Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

13. Kiểu dáng công nghiệp: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”

Như vậy, một cách dễ hiểu thì Sáng chế là sản phẩm hoặc quy trình dùng để giải quyết một vấn đề nào đấy. Những sản phẩm này có thể là dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, vật liệu chất liệu, thực phẩm,…

Còn kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà chúng ta nhìn thấy và phân biệt được bằng mắt thường, được thể hiện bằng các hình khối, đường nét,..

2. Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

Về điều kiện bảo hộ thì cả sáng chế với kiểu dáng công nghiệp đều có yêu cầu giống nhau, cụ thể:

– Có tính mới;

– Có trình độ sáng tạo;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Riêng đối với sáng chế sẽ được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng Độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng được những điều kiện sau:

– Có tính mới;

– Không phải là hiểu biết thông thường;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

3. Hồ sơ đăng ký bảo hộ

a) Đối với sáng chế

Chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế bao gồm các giấy tờ dưới đây:

– 02 Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu

– 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích. Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).

– 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

>>Xem chi tiết về: Thủ tục đăng ký bằng sáng chế

b) Đối với kiểu dáng công nghiệp

Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp.

– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web