1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Giải pháp hữu ích có phải sáng chế không?

Câu hỏi:

Tôi vừa thành công trong việc đưa ra giải pháp mới nâng cao khả năng học tiếng Anh cho học sinh. Tôi muốn đăng ký bản quyền thì mọi người nói rằng tôi chỉ được đăng ký giải pháp hữu ích và không được đăng ký sáng chế. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Giải pháp hữu ích có phải sáng chế không?

giai-phap-huu-ich-co-phai-sang-che-khong

Trả lời:

Bên cạnh quy định sáng chế, Luật Sở hữu trí tuệ thì còn có một quy định khác là “giải pháp hữu ích”. Giải pháp hữu ích cũng chính là một sáng chế nhưng ở một trình độ thấp hơn và điều kiện yêu cầu bảo hộ cũng đơn giản hơn.

Hiện nay, một sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền. Giải pháp hữu ích  cũng được bảo hộ dưới dạng bằng độc quyền. Tuy nhiên, so với sáng chế thì yêu cầu điều kiện để cấp bằng của giải pháp hữu ích thấp hơn rất nhiều, chỉ cần đảm bảo tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp và không thuộc đối tượng bị loại trừ.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

“Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp”

Sáng chế, giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật và giải pháp đó được công nhận là có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới khi:

– Thứ nhất, giải pháp kỹ thuật không trùng với giải pháp kỹ thuật đã được mô tả và đã nộp cho cơ quan cấp bằng độc quyền về sáng chế hoặc giải pháp hữu ích trước đó.

– Thứ hai, trước đó giải pháp kỹ thuật này chưa bộc lộ công khai ở trong hay ngoài nước dưới hình thức sử dụng hay mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình có thể thực hiện giải pháp kỹ thuật đó.

Pháp luật không bắt buộc một giải pháp hữu ích phải có trình độ sáng tạo. Tức là một giải pháp hữu ích không cần thiết phải là một bước tiến sáng tạo mà chỉ cần chứa đựng một sự cải tiến được tạo ra dựa trên sự suy luận của người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kĩ thuật tương ứng.

Cũng giống như sáng chế, giải pháp hữu ích phải có khả năng thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình và thu được kết quả ổn định.

Vì không yêu cầu sự sáng tạo cao nên bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có giá trị trong vòng 10 năm và không được gia hạn.

>>Xem thêm: Sáng chế, giải pháp hữu ích và những điểm khác biệt

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web