1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho hình dáng bên ngoài của hai mẫu sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nhiều người chưa rõ các quy định và thủ tục ra sao thì bài viết này NewvisionLaw sẽ hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định mới nhất.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có tính mới.

– Có tính sáng tạo.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Ngoài ra, kiểu dáng công nghiệp không thuộc các đối tượng sau đây:

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

– Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Dowload mẫu tờ khai) được ban hành theo mẫu của Cục SHCN (3 bản).

– Năm (5) bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ KDCN gồm ảnh chụp hay bản vẽ mặt trước, mặt sau, bên phải, bên trái, phía trên, phía dưới và hình phối cảnh của KDCN. Kích thước ảnh chụp hoặc bản vẽ không lớn hơn 210 x 297 mm, và không nhỏ hơn 90 x 120 mm (yêu cầu nộp đồng thời với đơn);

Lưu ý: Trong trường hợp một kiểu dáng được áp dụng cho 1 phần của hàng hoá, ảnh chụp / bức vẽ phối cảnh  của hàng hoá phải chỉ rõ phần được yêu cầu.

– Bản viết tay mô tả kiểu dáng công nghiệp (01 bản);

– Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu (1 bản);

– Bản sao chứng nhận đơn đầu tiên và bản dịch tiếng Anh, nếu Công ước Pari yêu cầu  (tài liệu này có thể nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn);

– Giấy uỷ quyền của người nộp đơn; không cần công chứng và/hoặc chứng nhận hợp pháp  (cần lúc nộp đơn;bản fax cũng được chấp nhận miễn là bản gốc được nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn).

Lưu ý: Giấy tờ này phải có chữ ký của người nộp đơn nếu là cá nhân hoặc là người đại diện cho người nộp đơn, nếu là tư cách pháp nhân phải có con dấu (nếu có). không cần công chứng và/hoặc chứng nhận hợp pháp.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Hợp đồng chuyển nhượng Quyền ưu tiên (áp dụng trong trường hợp Người nộp đơn không đồng thời là người đã nộp đơn ưu tiên. Tài liệu này có thể được nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn).

Lưu ý: Tài liệu này được các bên ký và đóng dấu  (nếu có). không cần công chứng và/ hoặc chứng nhận hợp pháp.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

– Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Những trường hợp không được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

– Hình dáng bên ngoài của 1 sản phẩm cần có đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.

– Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng công nghiệp.

– Hình dáng sản phẩm vô hình trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

Thẩm định nội dung: 06 tháng từ ngày công bố đơn.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web