1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Sáng chế, giải pháp hữu ích và những điểm khác biệt

Sáng chế và giải pháp hữu ích là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn bởi giữ chúng có những điểm tương đồng. Tuy vậy hai khái niệm này cũng có những khái niệm cơ bản.

sang-che-giai-phap-huu-ich-va-nhung-diem-khac-biet

1. Sáng chế, giải pháp hữu ích là gì?

Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Còn Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

2. Điểm tương đồng

Thứ nhất, cả hai đều là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Đây cũng là tiêu chí đầu tiên để xác định một đối tượng có thể được bảo hộ sáng chế hay không, bởi lẽ nếu đối tượng chỉ là các dấu hiệu/hình dáng/cách thức thể hiện… thì sẽ được bảo hộ theo các cơ chế khác nhau của sở hữu trí tuệ như bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả, kiểu dáng v.v.

Thứ hai, cả sáng chế lẫn giải pháp hữu ích đều phải có tính mới. Tính mới được thể hiện ở chỗ các đặc tính, mô tả về sáng chế/giải pháp hữu ích phải chưa được công khai trước công chúng hoặc chưa được sản xuất, lưu hành rộng rãi. Điều này là cần thiết bởi nếu giải pháp đã được phổ biến trong xã hội sẽ rất khó để xác định được người nộp đơn đăng ký có thực sự là người nghiên cứu và phát triển nên sáng chế/ giải pháp hữu ích hay không.

Thứ ba, giải pháp hữu ích cũng phải có khả năng áp dụng công nghiệp, phải có khả năng thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

3. Điểm khác biệt

Mặc dù bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích có những nét tương đồng, nhưng không thể đồng nhất giải pháp hữu ích với sáng chế vì giữa hai đối tượng này vẫn có sự khác biệt cơ bản ở các khía cạnh:

– Thứ nhất, yêu cầu về tính sáng tạo của giải pháp hữu ích thấp hơn so với sáng chế. Trong khi để giải pháp kỹ thuật được cấp bằng độc quyền sáng chế ngoài tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp còn phải có trình độ sáng tạo thì giải pháp kỹ thuật chỉ cần có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp là có thể được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

– Thứ hai, thời gian bảo hộ giải pháp hữu ích ngắn hơn so với thời gian bảo hộ sáng chế. Trong khi bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn thì bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

– Thứ ba, đối tượng được bảo hộ giải pháp hữu ích có thể hẹp hơn so với sáng chế. Thông thường, các quy trình không được bảo hộ dưới danh nghĩa là giải pháp hữu ích. Trong khi đó sáng chế luôn được bảo hộ dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình.

Qúy khác hàng có vấn đề gì thắc mắc về sở hữu trí tuệ liên hệ Hotline 02466828986 để được Luật sư hỗ trợ

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web