1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Xâm phạm quyền đối với sáng chế

Công ty A (Nhật Bản) đã nộp đơn đăng ký sáng chế cho thiết kế động cơ hút bụi tại Việt Nam, đang trong thời hạn chờ cấp bằng độc quyền sáng chế” nhưng trên thị trường có sản phẩm mang thiết kế tương tự do công ty Đài Loan sản xuất và công ty Thiên Đức nhập khẩu. Vậy cần giải quyết vụ việc thế nào?

xam-pham-quyen-doi-voi-sang-che

Luật sư trả lời :

Theo như thông tin được cung cấp như trên : “trên thị trường có sản phẩm mang thiết kế tương tự do công ty Đài Loan sản xuất và công ty Thiên Đức nhập khẩu”

Thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ quy định : Sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sản xuất sản phẩm được bảo hộ;

b) Áp dụng quy trình được bảo hộ;

c) Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ;

d) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;

đ) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm c khoản này.

Như vậy, hành vi “ sản xuất của sản phẩm của công ty Đài Loan và nhập khẩu của Công ty Thiên Đức” là hành vi sử dụng sản phẩm.

Theo câu hỏi đã nêu “Công ty A (Nhật Bản) đã nộp đơn đăng kí sáng chế cho thiết kế động cơ hút bụi tại Việt Nam, đang trong thời hạn chờ cấp bằng độc quyền sáng chế” Khoản 1 Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền tạm thời đối với sáng chế như sau : “ Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng. ”. Như vậy, công ty A có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng- Công ty Đài Loan và Công ty Thiên Đức về việc mình đã nộp đơn đăng kí, trong đó có chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để Công ty Đài Loan và Công ty Thiên Đức chấm dứt việc sử dụng và tiếp tục sử dụng.

Khoản 2 Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ : Trong trường hợp đã được thông báo- Công ty Đài Loan và Công ty Thiên Đức mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng và thực hiện hành vi xâm phạm sáng chế thì khi Bằng độc quyền sáng chế được cấp Công ty A có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế – Công ty Đài Loan và Công ty Thiên Đức phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

tuvannew

Ngoài ra, Công ty A có thể tham khảo áp dụng biện pháp tự bảo vệ theo quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ :

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tại Điều 200 Luật sở hữu trí tuệ quy định Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ :

“1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan. Như vậy, Công ty A có thể sử dụng một trong những biện pháp quy định tại Điều 198 tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của phía công ty bên kia và có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại Điều 200 xử lý hành vi xâm phạm đối với quyền sáng chế của mình.”

Như vậy, khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm Công ty A có thể áp dụng đầu tiên là biện pháp tự bảo vệ. Trước hết, biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể. Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm .Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của phía công ty bên kia và Công ty A có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại Điều 200 xử lý hành vi xâm phạm để bảo vệ quyền sáng chế của mình.

Nếu bạn cần thêm sự giải đáp hay hỗ trợ về mặt pháp lý, hãy liên hệ với công ty Luật Newvision qua tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ: 1900 8698 để nhận được sự hỗ trợ từ các luật sư của chúng tôi.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web