1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Thủ tục pháp lý khi thực hiện chuyển nhượng máy móc và thương hiệu

Câu hỏi:

Kính thưa Luật sư tôi có câu hỏi và mong được hồi đáp như sau: Có một công ty sản xuất quạt máy, công ty này đang hoạt động bình thường, quạt máy sản xuất ra có thương hiệu là Bofan và nhãn hiệu này đã được đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ.

Bây giờ tôi có dự định mua lại những máy móc sản xuất quạt máy của công ty này, rồi sau đó mang đi một nơi khác để sản xuất. Tôi và người chủ của công ty đã thỏa thuận là sẽ bán cho tôi cả máy móc sản xuất quạt và cả thương hiệu quạt, (quạt sau khi tôi sản xuất ra sẽ có nhãn hiệu là Bofan, và tôi độc quyền nhãn hiệu này).

Xin kính hỏi Luật sư là tôi phải cần làm những thủ tục pháp lý khi thực hiện chuyển nhượng máy móc và thương hiệu này? Kính mong được Luật sư phúc đáp. Tôi xin chân thành cám ơn?

thủ tục chuyển nhượng máy móc và thương hiệu

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn luật Sở hữu Trí tuệ của Newvision Law chúng tôi, với trường hợp của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Trong trường hợp này của bạn bạn phải ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và hợp đồng mua bán tài sản.

Thứ nhất: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Các chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp được phép chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nhưng bị hạn chế. Các điều kiện chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 139, Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009:

Điều 139. Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

…”

Điều 142. Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

1. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.

2. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

3. Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

4. Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

5. Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật này.”

Các bên tham gia ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể thỏa thuận lựa chọn hình thức hợp đồng: Có thể là hợp đồng độc quyền, hợp đồng không độc quyền và hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp:

– Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

– Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

– Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 144 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009:

“1. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

c) Dạng hợp đồng;

d) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

đ) Thời hạn hợp đồng;

e) Giá chuyển giao quyền sử dụng;

g) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

2. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:

a) Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;

b) Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;

c) Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;

d) Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.

3. Các điều khoản trong hợp đồng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mặc nhiên bị vô hiệu.”

Sau khi bạn đã thỏa thuận và ký kết xong hợp đồng chuyển nhượng quyến sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu nhãn hiệu, sáng chế) thì bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp lên cục sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại số 47, Mục 1, Chương 2, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, hồ sơ đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

– Đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan không còn trong thời hạn hiệu lực bảo hộ hoặc đang có tranh chấp;

– Hợp đồng chuyển giao thiếu các nội dung phải có theo quy định tương ứng tại Điều 140 hoặc khoản 1 Điều 144 của Luật Sở hữu trí tuệ;

– Hợp đồng có nội dung không phù hợp với quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 139 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 144 của Luật Sở hữu trí tuệ;

– Có căn cứ để khẳng định rằng việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của bên thứ ba. Thì Cục sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

+ Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;

+ Ra thông báo từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

– Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp không có các thiếu sót nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây:

+ Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp/chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;

+ Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó; hoặc đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản;

+ Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

+ Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

chuyen-nhuong-thuong-hieu

Thứ hai: Hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Ở đây máy móc được xem là tài sản của công ty và được ký kết theo quy định của pháp luật. Các bên tham gia hợp đồng mua bán tài sản thỏa thuận với nhau về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian thực hiện hợp đồng, địa điểm, phương thức giao, nghĩa vụ bảo hành tài sản… Nội dung của hợp đồng mua bán tài sản được quy định tại Bộ luật Dân sự.

Trong đó đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản được phép giao dịch. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là vật thì vật phải được xác định rõ. Chất lượng của vật mua bán do các bên thoả thuận. Khi các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định về chất lượng thì chất lượng của vật mua bán được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận.

Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý. Tài sản được giao theo phương thức do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận về phương thức giao tài sản thì tài sản do bên bán giao một lần, giao trực tiếp cho bên mua. Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật. Và các bên thực hiện một số quyền và nghĩa vụ khác đã thỏa thuận trong hợp đồng.

>>>Xem thêm: Chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web