1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 148 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009: đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập dựa trên cơ sở đăng ký theo luật quy định, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp không phải là một nghĩa vụ pháp lý bắt buộc. Tuy nhiên, đăng ký hợp đồng lại là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực với bên thứ ba.

Vậy để đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cần những thủ tục gì?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký, bao gồm:

– 02 Tờ khai theo Mẫu số 01-HĐCN tại Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ;

– 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

– Bản gốc văn bằng bảo hộ;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung. Trong trường hợp không đạt được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung thì phải có văn bản giải trình lý do của tất cả  các chủ sở hữu chung thì có văn bản giải trình lý do của việc không đồng ý của chủ sở hữu chung còn lại;

 – Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể;

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

2. Cách thức thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

– Nộp qua bưu điện.

3. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

 – Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

– Trường hợp hồ sơ đăng ký không có thiếu sót:

+ Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp 

+ Ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong Văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;

+ Ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

+ Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Trường hợp hồ sơ đăng ký có thiếu sót:

+ Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;

+ Ra quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

4. Phí và lệ phí thực hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp

Mô tả

Mức phí

Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mỗi đối tượng): 230.000 đồng
Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết (mỗi đối tượng): 600.000 đồng
Phí thẩm định đơn (mỗi đối tượng): 550.000 đồng (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận)
Phí đăng bạ Quyết định chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng
Phí công bố Quyết định chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng

5. Thời hạn giải quyết

– 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).

6. Kết quả thực hiện

– Quyết định ghi nhận/từ chối ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

– Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web