1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Tên thương mại “có một không hai” của trung quốc, bài học cho hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Sáng nay, Báo Dân trí đưa tin “Trung Quốc cấm đặt tên công ty kỳ quặc”, mới nhìn lại các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về tên thương mại.Từ đó ,đưa ra bài học hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam để tránh dẫn đến những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong pháp luật như pháp luật Trung Quốc hiện hành.

Cơ quan Quản lý nhà nước về Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc (SAIC) tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống lại sự “bất thường”, bằng cách không cho phép các doanh nghiệp sử dụng tên gọi kiểu như “Sợ vợ” hay “Sức mạnh tiền sử”. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc sử dụng tên gọi rất “độc”. Nhiều tên gọi công ty như vậy đã trở thành cho những câu chuyện vui trên mạng Internet. “Công nghệ Nhìn Cái gì” hay “Công nghệ Sợ Vợ Bắc Kinh” là những tên công ty vô cùng kỳ lạ tại Trung Quốc. Báo Legal Daily dẫn tên của một số công ty như “Shanghai Wife Biggest Electronic Commerce” (Thương mại Điện tử Lớn nhất Vợ Thượng Hải) hay “Hangzhou No Trouble Looking for Trouble Internet Technology” (Công nghệ Internet Không Rắc rối Tìm kiếm Rắc rối Hàng Châu), hay một công ty kinh doanh bao cao su có tên rất dài: “There is a Group of Young People with Dreams, Who Believe They Can Create Wonders of Life Under Uncle Niu’s Leadership Internet Technology” (Có một nhóm người trẻ nhiều ước mơ, những người tin tưởng rằng họ có thể tạo ra những kỳ tích tuổi trẻ dưới sự dẫn dắt của công nghệ internet).

baohobanquyentacgia

Tuy nhiên với quy định mới vừa được ban hành, những cái tên này sớm muộn sẽ không còn tồn tại. Quy định mới được Ủy ban Công nghiệp và Thương mại Nhà nước Trung Quốc đưa ra trong tháng này. Ngoài việc cấm đặt tên dài dòng, khó hiểu, quy định mới cũng cấm các công ty đặt tên mang tính chất xúc phạm, phân biệt chủng tộc hay gợi liên tưởng đến các vấn đề chính trị, tôn giáo. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng thông qua lệnh cấm xây dựng các công trình có kiến trúc kỳ lạ.

Tìm hiểu về: Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ

Từ câu chuyện về các tên công ty “dài”, “độc”, “lạ” của Trung Quốc nhìn lại các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về tên công ty – tên thương mại :

Tại Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu Vịệt Nam quy định : “. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.Ví dụ như : Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, Ngân hàng Công thương Việt Nam VIETIN BANK… Cũng trong luật sở hữu trí tuệ có quy định chung về điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại tại Điều 76 như sau : “Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.  Điều 77 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam có quy định Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại : “Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại”. Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 8 có quy định về Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ : “Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh”.

Tìm hiểu thêm về bảo hộ thương hiệu tại đây

Như vậy, có thể thấy tất cả các điều luật trên của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về tên thương mại cũng không có điều khoản nào cấm các doanh nghiệp Việt Nam không được đặt tên công ty dài, khó hiểu đầy yếu tố “ bất thường” như tên công ty của các doanh nghiệp Trung Quốc. Chính vì vậy, từ đây đưa ra bài học cho pháp luật Việt Nam hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và về tên thương mại nói riêng. Lợi ích tên thương mại là vô cùng quan trọng, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược đầu tư cho việc đưa thông tin đến người tiêu dùng nhằm khuyến khích tính độc đáo của tên thương mại,nắm bắt được tinh thần của thương hiệu, tạo ra sự vượt trội (sự nhận biết) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình so với người khác nhưng cũng phải phù hợp , có ý nghĩa , tránh bảo hộ các tên thương mại “ kỳ quặc”( dài và khó hiểu) , trái với đạo đức,trật tự công cộng, gây nhầm lẫn cho khách hàng, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, có hại cho quốc phòng, an ninh, mang tính chất xúc phạm, phân biệt chủng tộc hay gợi liên tưởng đến các vấn đề chính trị, tôn giáo.

Tên thương mại thuộc tài sản trí tuệ cần chú ý xây dựng và bối đắp ngay khi doanh nghiệp ra đời. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại, để đặt tên thương mại phù hợp, không trái với pháp luật cần lưu ý khi thiết kế tên thương mại: Phần phân biệt nên là tập hợp chữ, dễ phát âm, dễ nhớ với số đông người giao tiếp ở thị trường doanh nghiệp kinh doanh. Nếu có ý định hoạt động ở nước ngoài thì không nên chọn tập hợp chữ có dấu vì khó phát âm. Cần chú ý nghĩa của tập hợp các chữ, không có nghĩa xấu gây phản cảm. Tên thương mại của mình không trùng hoạc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh, hoặc nhẫm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng của người khác, không vi phạm điều cấm. Lựa chọn dấu hiệu chữ tạo ấn tượng về phong cách (tin cậy, năng động). Để đảm bảo khả năng phân biệt phải rà soát tên thương mại của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng thị trường để tránh tên thương mại của mình xung đột (trùng, không có thể phân biệt) với các tên thương mại đã có. Từ đó, tạo sự hợp tác dẽ dàng, có hiệu quả khi kí kết, kinh doanh với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài.Vì vậy cần đánh giá, nghiên cứu, có chiến lược quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và tên thương mại nói riêng sao cho có hiệu quả.

Không phải chỉ ở những nước kém phát triển và nước đang phát triển như Việt nam, pháp luật mới tồn tại hạn chế, bất cập mà ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật được coi là hoàn thiện nhất thế giới, chúng ta vẫn tìm thấy những lỗ hổng, những khiếm khuyết. Điều quan trọng là chúng ta phải nghiêm túc, thận trọng và khách quan khi nhìn nhận những khiếm khuyết đó và có phương hướng, cách thức hoàn thiện nó. Pháp luật SHTT là một lĩnh vực pháp luật tương đối phức tạp, bởi vậy không tránh khỏi hạn chế, do vậy, cần tích cực hoàn thiện pháp luật SHTT.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web