1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Thiệt trăm ngả khi chưa thực hiện “văn hóa sở hữu trí tuệ”

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được coi là quan trọng không kém việc phát triển sản phẩm hay kêu gọi vốn đầu tư

Bởi lẽ, các nhà đầu tư không dại gì rót vốn vào những sản phẩm rủi ro khi biết nó có thể bị làm nhái, làm giả. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều cá nhân, tổ chức vẫn còn thờ ơ đến quyền sở hữu trí tuệ mà chỉ tập trung vào phát triển và kinh doanh sản phẩm, nên các tài sản trí tuệ dễ bị sao chép, đánh cắp, làm giả, bị lợi dụng danh tiếng…từ đó dẫn đến bao nhiêu hệ lụy phía sau.

Khái niệm văn hóa SHTT được Nhật Bản đưa ra là một khái niệm rất hay, nghĩa là văn hóa của người biết tự bảo vệ “sở hữu trí tuệ” của mình và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Ở nhiều nước phát triển, đa phần người dân có ý thức không dùng sản phẩm giả, nhái, không bản quyền và coi điều đó là sự xấu hổ, xúc phạm
Ở Việt Nam chưa có được điều này. Một số cuộc điều tra trên thị trường cho thấy vẫn còn rất nhiều người chấp nhận dùng hàng giả, nhái nếu nó phù hợp với túi tiền và nhu cầu của họ, đó là điều cần thay đổi. Bản thân chủ sở hữu trí tuệ khi bị vi phạm thì phản ứng nhưng lúc khác có thể lại dùng sản phẩm vi phạm.

Khái niệm này đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng đối với Việt Nam thì đây là một khái niệm khá mới mẻ. Luật sở hữu trí tuệ ở nước ta cũng mới ra đời năm 2005 nên vấn đề sở hữu trí tuệ cũng chỉ mới được tuyên truyền phổ biến rộng rãi khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, hiểu biết của toàn xã hội, kể cả cấp quản lý lẫn doanh nghiệp về vấn đề này chưa cao. Nhiều người còn chưa hiểu sở hữu trí tuệ là gì, ngay cả các cán bộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng chưa nắm vững luật. Ngay cả một số nhà khoa học khi biết cần đăng ký sở hữu trí tuệ cũng phản đối việc đăng ký bảo hộ và cho rằng họ có sáng chế, họ bỏ tiền bỏ của ra làm sáng chế, tại sao nhà nước lại bắt họ phải đóng thêm tiền…Đôi khi họ nghi ngại nếu đem nộp sáng chế cho Cục Sở hữu trí tuệ thì sẽ bị lộ ra ngoài và bị đánh cắp. Mặt khác, hệ thống pháp luật của Việt Nam về sở hữu trí tuệ vẫn còn bị chồng chéo ở nhiều văn bản, thiếu sự thống nhất, nên khó áp dụng. Mức phạt các vi phạm sở hữu trí tuệ còn nhẹ, thiếu khả năng răn đe và thực thi. Với thói quen “lùng” hàng giá rẻ nên người Việt Nam cũng chưa quen với việc sử dụng các mặt hàng có nhãn hiệu .Hơn nữa, công tác tuyên truyền về Luật, về quyền sở hữu trí tuệ còn chưa được quan tâm đúng mực, thiếu vắng việc đào tạo có tính chất chuyên sâu, chưa rộng khắp, chưa đến được tai từng cá nhân, từng doanh nghiệp. Nói cách khác, chỉ đến khi bị xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ thì người dân, doanh nghiệp mới quan tâm, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Dù hệ thống pháp luật đã có, lực lượng cơ quan chức năng nhiều, nhưng các vi phạm về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn rất phổ biến và doanh nghiệp là người phải chịu thiệt thòi hơn ai hết. Hiện vẫn có khá nhiều doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu những quy định về việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Nhiều doanh nghiệp hoạt động hàng chục năm vẫn không biết xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đến lúc bị vi phạm mới vội vàng đi đăng ký. Câu chuyện vi phạm về điều này trong thời gian qua được rất nhiều doanh nghiệp phản ánh là không chừa một ai, từ các doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ, từ sản xuất kinh doanh đến dịch vụ, từ nam chí bắc, từ nội địa lẫn quốc tế. Vì thế mới có chuyện một số doanh nghiệp mất cả nhãn hiệu, gây tổn thất rất lớn. Đó là một thiệt thòi vì thiếu thông tin, thiếu hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trên thực tế, hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ là vô cùng nhiều. Nguy hiểm khi hàng giả, hàng kém chất lượng lại xuất hiện, trà trộn phổ biến vào thị trường lương thực, thực phẩm, nước giải khát, tức nhóm những mặt hàng có tác động tới sức khỏe của con người… Đáng chú ý, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú ý cũng bị làm giả, hay nhái sở hữu trí tuệ với số lượng lớn. Khác với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền sở hữu trí tuệ có đặc điểm là đối tượng được quyền tồn tại chủ yếu dưới dạng thông tin, do đó có khả năng lan truyền rộng lớn và dễ có khả năng được vật chất hóa hàng loạt, sau đó trở thành thực thể tác dộng, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người,cũng như của cả xã hội. Do vậy, một hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ gây hậu quả tiêu cực cho người nắm giữ quyền bị xâm phạm đó, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng khác, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội. Chính vì vậy, nạn hàng giả, hàng nhái luôn luôn là nguy cơ đe dọa trực tiếp đối với sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng và lâu dài làm suy kiệt giống nòi.

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng cao, việc vi phạm sở hữu trí tuệ càng phổ biến và rộng khắp các lĩnh vực. Chính vì vậy, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Việt Nam cần hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong từng cá nhân, từng doanh nghiệp để tự bảo vệ “trí tuệ” của mình và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Đó là ý thức, là trách nhiệm, là văn hóa , là quyền lợi của từng cá nhân, tổ chức với chính mình và với người khác.

»Xem thêm: Các biện pháp để bảo hộ sở hữu trí tuệ

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web