1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ. Vì vậy pháp luật đã quy định những biện pháp mà chủ sở hữu có thể lựa chọn áp dụng khi có hành vi xâm phạm. Đó là các biện pháp tự bảo vệ, hành chính, dân sự và hình sự.

xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue

Tùy từng trường hợp mà chủ thể bị xâm phạm sẽ lựa chọn biện pháp khác nhau, tuy nhiên, khi lựa chọn cần lưu ý đến các ưu, nhược điểm của từng biện pháp đó. Sau đây là những ưu nhược điểm để chủ thể có thể cân nhắc lựa chọn biện pháp phù hợp.

 

Biện pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

Tự bảo vệ –  Giúp chủ thể bị xâm phạm chủ động trong việc sử dụng các biện pháp áp dụng, cách thức giải quyết…

–  Không phụ thuộc vào các thủ tục liên quan đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giúp cho việc giải quyết được nhanh chóng, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc;

– Bảo mật được thông tin liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp.

– Kết quả của việc thực hiện biện pháp hoàn toàn phụ thuộc vào bên vi phạm bởi ở đây hoàn toàn tôn trọng quyết định của hai bên và không có ràng buộc với các cơ quan nhà nước; – Không có biện pháp cưỡng chế bắt buộc nên hiệu quả có thể sẽ không theo ý muốn của chủ thể bị xâm phạm.
Hành chính – Thủ tục đơn giản, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho chủ thể bị xâm phạm khi thực hiện yêu cầu.

– Sử dụng biện pháp hiệu quả này sẽ chấm dứt được ngay hành vi xâm phạm của chủ thể xâm phạm

– Đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, đảm bảo trật tự kinh tế, xã hội một cách lành mạnh.

– Chủ thể bị xâm phạm sẽ không có được bồi thường thiệt hại, muốn được bồi thường phải khởi kiện dân sự đối với chủ thể xâm phạm.

– Không bảo mật được thông tin

– Chỉ có tác dụng giáo dục, răn đe quy mô nhỏ

– Hình thức phạt tiền nhẹ và không mang tính răn đe cao

Chủ thể bị xâm phạm nhờ đến thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Dân sự – Thể hiện bản chất dân sự của quan hệ liên quan đến SHTT.

– Là biện pháp xử lý triệt để hành vi xâm phạm, khắc phục được những thiệt hại về vật chất và tinh thần, đặc biệt là đòi được bồi thường thiệt hại.

– Có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ và ngăn ngừa thiệt hại theo quy định tại Điều 207 Luật SHTT.

– Trình tự thủ tục phức tạp, tốn thời gian và chi phí cho việc yêu cầu thực hiện biện pháp.

– Chủ thể bị xâm phạm phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh sự xâm phạm quyền SHTT của chủ thể xâm phạm. Trong một số trường hợp thì việc chứng minh này là không hề đơn giản.

Hình sự – Xử lý một cách triệt để hành vi xâm phạm của chủ thể xâm phạm.

– Tác dụng giáo dục, răn đe mạnh mẽ nhất. Tránh tình trạng xử lý rồi mà vẫn cố tình tái phạm.

– Trình tự thủ tục rườm rà, phức tạp. Tốn nhiều thời gian và chi phí.

– Không bảo mật được thông tin vì có sự tham gia của khá nhiều bên.

Mời bạn đọc tham khảo : Vì sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ

Mỗi biện pháp lại có điểm mạnh và yếu của mình nên phải tùy vào mục đích của chủ thể bị xâm phạm để lựa chọn. Ví dụ, nếu chỉ cần đòi bồi thường thiệt hại thì nên sử dụng biện pháp dân sự; nếu muốn giữ được giải quyết triệt để, tránh tái phạm thì có thể cân nhắc đến sử dụng biện pháp hình sự…

Và trong nhiều trường hợp, chủ thể bị xâm phạm có thể sử dụng đồng thời một vài biện pháp như ban đầu sử dụng biện pháp tự bảo vệ, nếu không thấy hiệu quả thì sử dụng đến biện pháp hình sự và hành chính; và nếu muốn đòi bồi thường thì chủ thể đó vẫn có thể tiếp tục sử dụng biện pháp dân sự.

 

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web