1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Quy định về bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật công nghiệp

Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền tác giả tác phẩm tạo hình , mỹ thuật công nghiệp đang còn diễn ra thường xuyên, trắng trợn. Điều này làm hạn chế hoạt động sáng tạo, nghiên cứu của các tác giả, là trở ngại lớn trong việc làm giàu kho tàng tri thức, văn hóa nghệ thuật, xã hội của nước ta. Do vậy các tác giả cần phải biết cách để tự bảo vệ các tác phẩm của mình hoặc tốt hơn hết là lựa chọn một tổ chức ủy thác quản lý, sử dụng tác phẩm cho mình một cách hợp lý, hiệu quả hơn.

Theo Điều 3 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP, Tác phẩm mỹ thuật là các tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục bao gồm: Hội họa. đồ họa, điêu khắc, Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác.

Theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2011/NĐ-CP) quy định về tác mỹ thuật ứng dụng như sau:

“Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm”

Quy định về bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật công nghiệp

Các tác giả phải dựa vào căn cứ của Nghị định này để xác định xem tác phẩm của mình có phải là một tác phẩm mỹ thuật hay không và tác phẩm của mình đã đủ điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả hay không?

Theo Điểm g Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009 về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: Thì tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng cũng là một loại Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được pháp luật bảo hộ.

Theo Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009, về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”. Do vậy, các tác giả có thể không cần đăng ký quyền tác giả tác phẩm nhưng các tác phẩm của tác giả đó vẫn là đối tượng được pháp luật bảo hộ. Tuy vậy, việc đăng ký quyền tác giả vẫn được pháp luật khuyến khích bởi lẽ đó là minh chứng tốt nhất và biện pháp bảo vệ vững chắc nhất cho tác phẩm của mình.

Khi đã là tác giả của tác phẩm, thì tác giả đó hoàn toàn có những quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm (Theo các điều 18,19,20, Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009):

– Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả.

– Quyền tài sản thuộc quyền tác giả bao gồm: Sao chép tác phẩm; làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng.

Các tác giả cần phải xác định xem tác phẩm của mình có bị xâm phạm hay không căn cứ vào Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009, về các hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả:

“1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”

Tuy vậy, các tác giả vẫn cần phải có đầy đủ chứng cứ để chứng minh rằng tác phẩm của mình bị xâm phạm thông qua các tổ chức cung cấp dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ ngay cả các cơ quan chức năng cũng yêu cầu chứng minh bằng Phiếu giám định vi phạm sở hữu trí tuệ tại Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ Việt Nam – phiếu này chính là kết quả của hoạt động giám định sở hữu trí tuệ.

Để có thể bảo vệ tốt hơn các tác phẩm của mình, các tác giả hãy liên hệ ngay với Newvision LawFirm chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn. Đồng thời, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ đăng ký quyền tác giả, tác phẩm chuyên nghiệp nhanh chóng, kịp thời cho các tác giả.

Mọi thông tin liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web