Có cần phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả không?
Trí tuệ con người là một loại tài sản, khi bạn sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm có giá trị, nó sẽ đem lại nhiều quyền lợi cho bạn. Tuy nhiên, vì có giá trị nên sản phẩm trí tuệ cũng dễ bị các đối tượng khác xâm phạm. Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tập thể hay một tổ chức đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm, … do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Để bảo vệ quyền tác giả, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả là hết sức cần thiết. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả và cách thức thực hiện.
1. Đăng ký bảo hộ quyền tác giả là gì ?
Đăng ký bản quyền tác giả là việc làm cần thiết để người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm, xâm phạm tác phẩm như: sao chép, lạm dụng tác phẩm đó để thu lợi. Đây việc mà pháp luật công nhận cho sự sáng tạo của tác giả bằng sự tâm huyết, thời gian và công sức.
Chính vì thế đăng ký bảo hộ quyền tác giả là việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm của tác giả, là bằng chứng thép để chứng minh quyền sở hữu khi có tranh chấp xảy ra.
2. Cách thức, thủ tục tiến hành đăng ký quyền tác giả
Thứ nhất, điều kiện đăng ký quyền tác giả:
Để được đăng ký bản quyền tác giả thì tác phẩm cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện:
– Phải được cụ thể hoá trên một loại vật chất nhất định như tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm điện ảnh,…
– Phải có tính nguyên gốc, do chính tác giả trực tiếp tác giả sáng tạo ra mà không sao chép, bắt chước tác phẩm khác đã được công bố.
– Chủ sở hữu tác phẩm và tác giả trực tiếp sáng tạo tác phẩm mới có quyền bảo hộ quyền tác giả
Thứ 2: Thủ tục đăng ký quyền tác giả
a) Hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả
Căn cứ theo điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
– Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu. Các yêu cầu về tờ khai:
+ Phải được làm bằng Tiếng Việt
+ Ghi đầy đủ thông tin, chữ ký của người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
+ Tóm tắt nội dung của tác phẩm
+ Cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
– Bản sao tác phẩm đăng ký (2 bản)
– Giấy ủy quyền nếu ủy quyền cho người khác thực hiện việc nộp đơn
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nếu có)
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả nếu tác phẩm có đồng tác giả
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu thuộc sở hữu chung
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Hồ sơ nộp tại Cục Bản quyền tác giả có địa chỉ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
c) Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì Cục phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
d) Đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả
Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả
Quyết định cấp, cấp lại, đổi hoặc huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!