1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Các loại hình và điều kiện đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm

Quyền tác giả là một trong các chế định trong pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam và quốc tế. Bảo hộ bản quyền tác giả là bảo hộ các quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009. Theo đó, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào (khoản 7, Điều 4, Luật SHTT).

Tuy nhiên, cơ chế bảo hộ tự động quyền tác giả và quyền liên quan lại là nguyên nhân gây ra các vấn đề, khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp bởi việc xác định chủ thể sáng tạo ra tác phẩm hoặc cuộc biểu diễn, ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đầu tiên là không hề dễ dàng. Do đó, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đóng một vai trò quan trọng trong việc làm chứng cứ chứng minh trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi xin chia sẻ với quý khách hàng các điều kiện đăng ký bản quyền tác giả cần thiết cho tác phẩm.

Các loại hình và điều kiện đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm

1. Điều kiện đối với tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, cần đáp ứng 2 điều kiện cơ bản:

Thứ nhất, tính sáng tạo của tác phẩm

Dù là trong các văn bản pháp luật quốc tế hay Việt Nam thì vẫn chưa có một quy định cụ thể về tính sáng tạo của tác phẩm.

Tuy nhiên căn cứ theo Hiệp định TRIPS và Công ước Berne thì mỗi quốc gia thành viên được quyền tự quyết trong việc xác định mức độ sáng tạo cần thiết để sản phẩm trí tuệ được bảo hộ quyền tác giả mà theo đó cần thoả mãn tính sáng tạo trí tuệ (intellectual creation), được quy định thành tính sáng tạo (creativity) hoặc tính nguyên gốc (originality).

Quy định về tính sáng tạo của tác phẩm trong pháp luật Việt Nam có thể được hiểu là hoạt động sáng tạo trí tuệ được tạo ra lần đầu tiên và trực tiếp bởi tác giả, không sao chép từ các tác phẩm của người khác.

Thứ hai, tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.

Mọi sản phẩm sáng tạo trí tuệ đều bắt đầu bằng những ý tưởng. Những ý tưởng này được hình thành, phát triển và tác giả có thể lựa chọn bộc lộ và thể hiện sản phẩm đó dưới dạng hình thức, vật chất nhất định được không.

Tuy nhiên pháp luật sở hữu trí tuệ không bảo vệ ý tưởng, chỉ bảo vệ sản phẩm đã được thể hiện dưới một dạng hình thức, vật chất nhất định

VD: tác phẩm văn học được thể hiện dưới dạng bài thơ, bài viết,… tác phẩm điện ảnh được thể hiện dưới dạng thước phim.

2. Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả đối với chủ thể đăng ký

–  Căn cứ theo quy định từ Điều 37 đến Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có tác phẩm, trước khi bảo hộ quyền tác giả cần phải đăng kí bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình. Bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả:

+  Tác giả, các đồng tác giả,

+ Tổ chức – cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả,

+ Người thừa kế, người được chuyển giao quyền, Nhà nước.

– Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Căn cứ theo Điều 14 Luật SHTT, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

– Tác phẩm báo chí;

– Tác phẩm âm nhạc;

– Tác phẩm sân khấu;

– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

– Tác phẩm nhiếp ảnh;

– Tác phẩm kiến trúc;

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Điều 14 còn quy định: Tác phẩm phái sinh (Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn) chỉ được bảo hộ theo quy định tại điểm a nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh

Ngoài ra, tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác và bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

4. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Qua đây, ta có thể thấy, tuy được bảo hộ tự động nhưng để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức đối với sản phẩm trí tuệ của mình cũng như phòng tránh xâm hại thì việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả là vô cùng cần thiết.

Hi vọng các thông tin Newvision Law Firm cung cấp sẽ hữu ích đối với quý khách hàng.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web