1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Trong bài viết này, Newvision Law xin tư vấn Quý khách các điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về quyền sở hữu trí tuệ:

Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

1. Thế nào là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng?

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 (sau đây gọi tắt là Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Hiện tại, đinh nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 (sau đây gọi tắt là NĐ 100/2006/NĐ-CP).

Theo đó: “Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.”

2. Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Một là, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là kết quả của hoạt động sáng tạo.

Khoản 3 Điều 14 Luật SHTT 2009 quy định, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Do đó, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là sự sáng tạo trực tiếp của tác giả, không phải là sự sao chép từ tác phẩm khác.

– Hai là, phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhật định

Khoản 7 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.

Khoản 5 Điều 4 NĐ 100/2006/NĐ-CP quy định: “Định hình là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt”.

Cụ thể, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải được định hình dưới dạng vật chất, tức là phải được thể hiện dưới dạng đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục. Nếu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mới chỉ xuất hiện dưới dạng ý tưởng mà chưa được định hình thì sẽ không được bảo hộ.

3. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT quy định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”

Như vậy, quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ dựa trên cơ chế tự động, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký giống như một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

>>>Xem thêm: Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web