1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm “Hạnh Phúc Mong Manh”

* Tóm tắt vụ việc

 

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt kí hợp đồng bán ca khúc làm nhạc phim “Anh em nhà bác sĩ” với công ty Vietcom ngày 30/12/2009, trong đó có ca khúc “Hạnh phúc mong manh”. Sau đó, Vietcom đã đồng ý cho Galaxy Mobile kinh doanh mà không hỏi ý kiến nhạc sĩ Vũ Quốc Việt. Công ty TNHH MTV (đại diện cho Vũ Quốc Việt) lên tiếng cho rằng “Hạnh phúc mong manh” không phải là ca khúc độc quyền trong phim “Anh em nhà bác sĩ” mà thuộc quyền sở hữu của Vũ Quốc Việt.

tranh chap ban quyen tac gia tac pham hanh phuc mong manh

Đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm “Hạnh Phúc Mong Manh”

 

Vấn đề nằm ở chỗ là trong hợp đồng giữa Vũ Quốc Việt và Công ty Vietcom không ghi tên của 2 ca khúc độc quyền, nên Vũ Quốc Việt thì nói phim Anh em nhà bác sĩ không độc quyền ca khúc Hạnh phúc mong manh, còn Vietcom thì ngược lại.

 

Trong hợp đồng giữa Vũ Quốc Việt và Công ty Vietcom không ghi tên 2 ca khúc độc quyền vì lúc ký hợp đồng thì nhạc sĩ Vũ Quốc Việt chưa sáng tác, nên chưa có tựa đề bài hát để ghi vào. Tuy nhiên trong một buổi liên hoan, có hàng chục nhân viên Vietcom tham gia, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt đã tuyên bố là ngoài 2 ca khúc độc quyền, sẽ “khuyến mãi” thêm cho Vietcom 1 ca khúc nữa.

 

Thật sự là giữa Công ty Vietcom và  nhạc sĩ Vũ Quốc Việt không có một giấy giao nhận nào về 2 ca khúc độc quyền như trong hợp đồng. Tuy nhiên, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt có giao cho Vietcom một đĩa nhạc, trên đó có ghi “Hạnh phúc mong manh nhạc film AENBS 2010 Vũ Quốc Việt”. Đĩa nhạc này là kết quả của quá trình làm việc giữa 2 phía. Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt thì nói rằng 2 ca khúc “Mơ ngày bình yên” và “Ngày em 20” là 2 ca khúc độc quyền, còn “Hạnh phúc mong manh” là ca khúc “khuyến mãi”. Bà Bảo Trâm, Giám đốc Công ty Vietcom lại nói 2 ca khúc “Mơ ngày bình yên” và “Hạnh phúc mong manh” là 2 ca khúc độc quyền còn “Ngày em 20” là ca khúc “khuyến mãi”.

 

Dưới đây là ý kiến của nhạc sĩ Vũ Quốc Việt sau khi TT&VH đăng bài phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bảo Trâm, Giám đốc Công ty Vietcom:

 

“Ca khúc Hạnh phúc mong manh là không độc quyền trong phim Anh em nhà bác sĩ hay Công ty Vietcom (trong hợp đồng ký ngày 30/12/2009). Nếu độc quyền thì tôi không bao giờ đưa cho rất nhiều ca sĩ, nhóm nhạc khác hát, mà họ cũng chẳng khờ dại gì đi hát bài hát độc quyền của người khác để sẽ gặp rắc rối. Điều đáng nói là nếu độc quyền thì tôi và công ty MTV Vianna không bao giờ bỏ ra kinh phí gần 300 triệu đồng (gấp khoảng 20 lần so với hợp đồng viết 1 ca khúc cho Vietcom) để thực hiện CD-DVD với chính chủ đề Hạnh phúc mong manh. … “Bút tích” của tôi trên đĩa gởi cho Vietcom trước đây có ghi: “Hạnh phúc mong manh nhạc film AENBS 2010 Vũ Quốc Việt”, nhưng rõ ràng không có chữ nào thể hiện là “độc quyền cho phim”.”

 

 * Ý kiến bình luận vụ việc tranh chấp bản quyền tác giả tác phẩm “Hạnh phúc mong manh”:

Những rắc rối xung quanh ca khúc “Hạnh phúc mong manh” cho thấy nhạc sĩ Vũ Quốc Việt và công ty Vietcom đã không cẩn trọng trong việc tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng. Trong hợp đồng viết nhạc phim giữa nhạc sĩ Vũ Quốc Việt và Vietcom, chỉ nêu chung chung là Vũ Quốc Việt sẽ viết cho phim “Anh em nhà bác sĩ” 2 ca khúc mà chưa có tên ca khúc cụ thể và Vietcom sẽ độc quyền 2 ca khúc này. Điều đáng nói là trong quá trình làm việc, giao nhận “sản phẩm” theo hợp đồng, không có một biên bản hoặc giấy tờ gì lưu lại nhằm có thể chứng minh 2 ca khúc độc quyền đó có tựa đề là gì, ca khúc “khuyến mãi” có tựa đề gì? Ngay cả sau khi hoàn thành hợp đồng, giữa 2 đối tác cũng không có biên bản thanh lý hợp đồng. Vì vậy mà xảy ra vụ việc tranh chấp này.

 

Chính sự chủ quan, thiếu hiểu biết cơ bản về pháp luật của nhạc sĩ Vũ Quốc Việt và công ty Vietcom đã làm nên sự thiếu rõ ràng trong bản hợp đồng bán ca khúc giữa hai bên, từ đó đã gây khó khăn trong việc xác định đối tượng nào được bảo hộ quyền tác giả, chủ thể được bảo hộ quyền tác giả, khó xác định được ai là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với ca khúc “Hạnh phúc mong manh” để từ đó xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh chấp. Nếu như ngay từ ban đầu, sau khi đã có tên của các ca khúc, hai bên kí kết một bản hợp đồng phụ trong đó ghi rõ đâu là 2 ca khúc nhạc sĩ Vũ Quốc Việt bán độc quyền cho công ty Vietcom, đâu là ca khúc nhạc sĩ tặng thêm cho công ty thì đã không dẫn đến tranh chấp khó giải quyết hiện giờ.

 

Căn cứ pháp lý có thể dùng để giải quyết tranh chấp này là Luật sở hữu trí tuệ (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ Luật dân sự 2005 và một số luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

 

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web