1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Bảo hộ bản quyền chương trình truyền hình

Chương trình phát thanh , truyền hình của các tổ chức phát sóng cũng được coi là đối tượng của quyền liên quan vì các tổ chức phát sóng có vai trò rất quan trọng trong việc truyền đạt, phổ biến tác phẩm đến đông đảo công chúng. Có những chương trình phát sóng thu hút số lượng khán giả lên tới hàng triệu người ở khắp các châu lục khác nhau trên thế giới.

Luật sở hữu trí tuệ không đưa ra khái niệm cụ thể về “ chương trình phát sóng” , tuy nhiên có thể hiểu gián tiếp qua khái niệm “ phát sóng” được quy định tại khoản 11 , Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ “Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn”. Có thể hiểu một cách khái quát, chương trình phát sóng là chương trình được truyền qua các phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến để công chúng có thể thu nhận được âm thanh, hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, các sự kiện, thông tin… Chương trình phát sóng liên quan đến việc : phát thanh, truyền hình tác phẩm ; phát thanh, truyền hình trực tiếp một buổi biểu diễn ; phát thanh , truyền hình buổi biểu diễn đã được ghi âm, ghi hình; phát thanh, truyền hình các chương trình do tổ chức phát sóng trực tiếp sản xuất, ghi âm, ghi hình… Để thực hiện một chương trình như vậy, các tổ chức phát sóng phải có sự đàu tư tài chính và trí tuệ cho việc : mua trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức , dàn dựng chương trình , trả tiền bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu bản ghi âm, ghi hình, trả thù lo cho người biểu diễn… Vì vậy, chương trình phát sóng là kết quả của sự đầu tư và sáng tạo trí tuệ của các tổ chức phát sóng.

 

Sự khác nhau giữa Sáng chế với Phát minh

 

Giống như các đối tượng của quyền liên quan khác , chương trình phát sóng chỉ được bảo hộ khi nó có tính “ nguyên gốc”, tức là nó là kết quả hoạt động sáng tạo của các tổ chức phát sóng và được thực hiện lần đầu tiên. Các chương trình phát lại  , phát sóng đồng thời  hoặc tiếp sóng chương trình của tổ chức phát sóng khác sẽ không được coi là đối tượng bảo hộ của quyền liên quan. Ví dụ : Đài truyền hình Việt Nam là tổ chức sản xuất chương trình “ Sao Mai điểm hẹn” , cho phép một số đài truyền hình địa phương được phát lại chương trình này. Các đài truyền hình địa phương không được bảo hộ quyền liên quan đối với chương trình phát lại đó.

Khoản 10 Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP giải thích “Tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá là tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh dưới dạng mà trong đó các đặc tính âm thanh hoặc các đặc tính hình ảnh, hoặc cả hai đặc tính đó đã được thay đổi nhằm mục đích ngăn cản việc thu trái phép chương trình.”. Với việc thừa nhận “ tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa” là đối tượng của quyền liên quan , quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam có điểm khác biệt so với pháp luật quốc tế. Công ước Rome – công ước nền tảng cho việc bảo hộ quyền liên quan trong phạm vi quốc tế thừa nhận bảo hộ cho các đối tượng của quyền liên quan là : Cuộc biểu diễn,bản ghi âm, và chương trình phát sóng. Công ước Brussels 1974 liên quan đến việc phân phối các chương trình mang tín hiệu được truyền qua vệ tinh với mục đích nhằm đặt ra các biện pháp ngăn chặn các nhà phân phối trước việc phân phối các tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh không có chủ định dành cho họ cũng không thể hiện quan điểm coi “ tín hiệu vệ tinh amng chương trình được mã hóa” là đối tượng của quyền liên quan. Về mặt kỹ thuật, các tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa chỉ là phương tiện chứa đựng “ chương trình” – là đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan. Hơn nữa, phần lớn các thông tin được truyền qua vệ tinh hoặc bắt được qua vệ tinh ( như thông tin về thời tiết, các hình ảnh từ không trung… ) có thể hoàn toàn do vệ tinh tự thực hiện. Việc Luật sở hữu trí tuệ trao cho các tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa một sự bảo hộ độc lập với tư cách các đối tượng của quyền liên quan có vẻ như không cần thiết.

Tương tự như điều kiện bảo hộ với bản ghi âm, ghi hình, Luật sở hữu trí tuệ tại Khoản 3 Điều 17 quy định chương trình phát sóng được bảo hộ theo hai trường hợp :

a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Quy định hiện nay không dành sự bảo hộ cho các chương trình phát sóng được phát bởi tổ chức phát sóng không có quốc tịchViệt Nam nhưng được phát qua đài phát sóng ( của chính họ, của các tổ chức phát sóng Việt Nam hoặc nước ngoài ) đặt tại Việt  Nam. Như vậy, điều kiện bảo hộ chương trình phát sóng không theo tiêu chí luật nơi thực hiện hành vi như điều kiện bảo hộ cuộc biểu diễn.

Ngoài ra, các đối tượng của quyền liên quan nói chung và chương trình phát sóng chỉ được bảo hộ với điều kiện “không gây phương hại đến quyền tác giả” theo quy định tại Khoản 4 Điều 17.

Theo Khoản 3,4 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ quy định : Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện. Thời hạn bảo hộ này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.

Việc bảo hộ các chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa nhằm đảm bảo quyền cho các tổ chức phát sóng bởi họ là người hỗ trợ tích cực cho việc đưa ra tác phẩm đến với công chúng, tạo ra những sản phẩm sáng tạo để công chúng có thể thưởng thức , làm tăng khả năng tiếp cận của công chúng đối với tác phẩm.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web