So sánh nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý
Hiện nay trên thị trường có rất nhãn hiệu tập thể cũng như chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn đối với khách hàng, bài viết sau đây Newvision LawFirm sẽ cung cấp một số những điểm tương đồng và khác biệt giữa “nhãn hiệu tập thể” và “chỉ dẫn địa lý”.
1/ Điểm tương đồng:
− Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa
− Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể sử dụng bởi cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
− Các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ có sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý đều phải tuân theo những quy định chung về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo được sản phẩm sản xuất có chất lượng ổn định, giữ được danh tiếng cho nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý.
− Đều phải đăng ký xác lập quyền tại có quan nhà nước có thẩm quyền. Các dấu hiệu có thể là từ ngữ hoặc hình ảnh biểu tượng.
2/ Khác biệt:
Những điểm khác biệt để phân biệt nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý bao gồm những tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí | Nhãn hiệu tập thể | Chỉ dẫn địa lý |
Khái niệm | – Khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổi sung năm 2009 “ Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch ụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó | – Khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 “ chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm nguồn gốc khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể |
Chức năng | – Phân biệt hàng hóa, dịch vụ khác nhau | – Phân biệt sản phẩm ở vùng, địa phương nhất định |
Dấu hiệu | – Đối với những nhãn hiệu tập thể không chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý, các cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu đó có thể tiến hành sản xuất kinh doanh ở các địa phương khác nhau nhưng vẫn phải tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể | – Chỉ dẫn địa lý chỉ là những cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất hàng hóa tại địa phương tương ứng với chỉ dẫn địa lý. |
Chủ sở hữu | – Nhãn hiệu thập thể thuộc sở hữu của một tổ chức tập thể được thành lập có tư cách pháp nhân | – Thuộc sở hữu nhà nước và các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó tại địa phương thì đều có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nếu sản phẩm đáp ứng được các điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý |
Thời hạn bảo hộ | – Bảo hộ lần đầu trong vòng 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm | – Không xác định thời hạn |
Chuyển giao | – Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể cho các chủ thể khác. | – Không được chuyển nhượng cho chủ thể khác. |
Mọi vấn đề thắc mắc về sở hữu trí tuệ liên hệ Hotline 02466827986 để được Luật sư phụ trách hỗ trợ tư vấn
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!