1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Nhượng quyền thương hiệu khi chưa được bảo hộ hoàn toàn

Câu hỏi: Bên muốn nhượng quyền thương hiệu cho một bên khác. Tuy nhiên thương hiệu này mới chỉ được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận về mặt hình thức, còn nội dung thì chưa. Vậy có làm thủ tục nhượng quyền được không? Điều kiện để được nhượng quyền? Nếu vẫn muốn hợp tác cho bên khác kinh doanh dưới thương hiệu này thì hướng xử lý trong trường hợp này làm sao cho phù hợp quy định pháp luật và vẫn đảm bảo chặt chẽ được quyền lợi và pháp lý ?

>>Chi tiết xem tại: Thủ tục đăng ký thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu khi chưa được bảo hộ hoàn toàn

Luật sư trả lời:

Về câu hỏi của bạn, Luật Sư Newvisio Law xin trả lời cụ thể từng vấn đề như sau:

Thứ nhất: Có làm thủ tục nhượng quyền được không?

Bạn cần phải hiểu rằng “Nhượng quyền thương hiệu” là việc chủ sở hữu thương hiệu chuyển giao quyền sở hữu thương hiệu của mình cho cá nhân hoặc tổ chức khác (Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ)

Theo như bạn nói bạn muốn nhượng quyền thương hiệu nhưng thương hiệu mới chỉ được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận về mặt hình thức, còn nội dung chưa được chấp nhận thì bạn không thể làm thủ tục nhượng quyền thương hiệu lại được, vì thương hiệu của bạn chưa đủ điều kiện để làm thủ tục nhượng quyền

Thứ 2: Điều kiện để được chủ sở hữu có thể nhượng quyền thương hiệu

Căn cứ vào Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sử đổi, bổ sung 2009, quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, ta có thể hiểu khi muốn nhượng quyền thương hiệu, chủ sở hữu thương hiệu cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Chủ sở hữu thương hiệu cũng chỉ được chuyển nhượng thương hiệu trong phạm vi được pháp luật bảo hộ. Mà thương hiệu của chủ sở hữu chỉ được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận về hình thức còn nội dung chưa được chấp nhận nên chưa thể nhượng quyền quyền thương hiệu này được.

– Khi các chủ thể quyền tiến hành hoạt động nhượng quyền thương hiệu thì không được gây ra nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của sản phẩm bởi, đối tượng bảo hộ của nhãn hiệu chính là khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nếu hoạt động chuyển nhượng vi phạm đến đối tượng bảo hộ nhãn hiệu thì hoạt động này sẽ bị coi là vô hiệu.

– Chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu đó. Các điều kiện này sẽ do người có quyền đăng ký và tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thỏa thuận với nhau trong hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu.

– Ngoài ra, để tiến hành hoạt động nhượng quyền thương hiệu, chủ thể của hoạt động cần đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đối với bên nhượng quyền:

  • Thương hiệu dùng để nhượng quyền đã hoạt đọng ít nhất 01 năm;
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam là Bên nhận quyền từ Bên nhượng quyền từ nước ngoài, tổ chức, cá nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền ít nhất 01 năm trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại;
  • Thương hiệu nhượng quyền phải được Cục sở hữu trí tuệ bảo hộ.

+ Đối với bên được nhượng quyền thì đáp ứng được các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.

Thứ 3: Nếu vẫn muốn hợp tác cho bên khác kinh doanh dưới thương hiệu này thì hướng xử lý trong trường hợp này làm sao cho phù hợp quy định pháp luật và vẫn đảm bảo chặt chẽ được quyền lợi và pháp lý ?

– Trong trường hợp vẫn muốn cho bên khác kinh doanh dưới thương hiệu này thì nên sử dụng hợp đồng chuyển nhượng (li xăng) quyền sử dụng thương hiệu.

– Về bản chất, chuyển giao quyền sử dụng (li xăng) thương hiệu thì người cấp li-xăng vẫn tiếp tục sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu mà chỉ cho phép người nhận li-xăng được sử dụng 1 hoặc nhiều quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu đó.

– Các dạng hợp đồng li xăng thương hiệu:

+ Hợp đồng độc quyền: bên nhận chuyển quyền được độc quyền sử dụng thương hiệu và bên chuyển quyền sẽ không được ký kết hợp đồng mua bán, chuyển quyền sử dụng thương hiệu với bất kỳ bên thứ ba nào khác và chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu được phép của bên được chuyển quyền trong phạm vi và thời hạn chuyển giao.

+ Hợp đồng không độc quyền: bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng thương hiệu hay có quyền ký kết hợp đồng sử dụng thương hiệu không độc quyền với người khác trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng,.

+ Hợp đồng sử dụng thương hiệu thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu theo một hợp đồng khác.

– Nội dung của hợp đồng li xăng thương hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau:

+ Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

+ Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu;

+ Dạng hợp đồng;

+ Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

+ Thời hạn hợp đồng;

+ Giá chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu;

+ Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển và bên được chuyển quyền.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web