1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Quy định về giám định Sở hữu trí tuệ

Giám định sở hữu trí tuệ là việc các tổ chức, cá nhân có khả năng sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đanh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. (Theo Khoản 1 Điều 201 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009)

Khi chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ phát hiện thấy các hanh vi xâm phạm quyền lợi của chủ thể khác, họ có thể thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ sản phẩm, quyền lợi hợp pháp của mình. Tuy vậy, họ cần phải xác định một cách chính xác về sự xâm phạm đó một cách hợp pháp, có căn cứ. Ngay cả các cơ quan chức năng cũng yêu cầu chứng minh bằng Phiếu giám định vi phạm sở hữu trí tuệ tại Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ Việt Nam – phiếu này chính là kết quả của hoạt động giám định sở hữu trí tuệ.

>>Tham khảo: thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ

Quy định về giám định Sở hữu trí tuệ theo pháp luật

1. Các chủ thể có quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ

Theo Điều 40, Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định về thẩm quyền trưng cầu giám định và quyền yêu cầu giám định SHTT:

– Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định SHTT gồm các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ.

– Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ bao gồm:

+ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

+ Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ;

+ Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ.

– Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định quy định tại khoản 2 Điều này có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu trí tuệ, người giám định SHTT thực hiện giám định.

2. Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ

Theo Điều 42 Nghị định 119/2010/NĐ-CP quy định về Tổ chức được phép hoạt động giám định SHTT bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp;

– Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã;

– Đơn vị sự nghiệp;

– Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ:

+ Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

+ Công ty luật TNHH 100% vốn nước ngoài

+ Công ty luật TNHH dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

Các tổ chức muốn được phép hoạt động giám định SHTT cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện thì mới được phép thực hiện hoạt động giám định sở hữu trí tuệ, các điều kiện này cũng được quy định như sau:

– Có ít nhất một giám định viên sở hữu trí tuệ;

– Có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc;

– Có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định.

Và các tổ chức giám định sở hữu trí tuệ này cũng chỉ được thực hiện hoạt động giám định trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động.

3. Nội dung và lĩnh vực giám định SHTT

Theo Điều 39 Nghị định 105/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 119/2010/NĐ-CP, giám định về sở hữu trí tuệ bao gồm cá nội dung:

– Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này;

– Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 và các điều từ Điều 7 đến Điều 14 của Nghị định này;

– Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;

– Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.

Như vậy, giám định sở hữu trí tuệ có vai trò hỗ trợ cho việc đánh giá, kết luận một hanh vi có được coi là xâm phạm sở hữu trí tuệ hay không và kết luận các vấn đề liên quan về hành vi xâm phạm. Hoạt động giám định này chỉ là giám định pháp lý chứ không phải là giám định kỹ thuật.

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ 1900.8698 để được giải đáp chi tiết

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web