1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Kiến thức về giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ – Những điều cần biết

Ngày nay, sở hữu trí tuệ đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. vì thế các tranh chấp về sở hữu trí tuệ xảy ra khá nhiều. Đây là loại tranh chấp đặc thù xuất phát từ tính chất vô hình của các đối tượng sở hữu trí tuệ.

Trên thực tế, pháp luật về sở hữu trí tuệ còn mới mẻ và chưa được phổ biến, kiến thức về lĩnh vực này đối với người dân còn hạn hẹp. Vì vậy việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức về vấn đề này như các biện pháp giải quyết tranh chấp SHTT hay cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết,…

tranh chấp shtt

1. Các biện pháp giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ

Luật Sở hữu trí tuệ không có quy định riêng về cơ chế giải quyết tranh chấp quyền SHTT. Các tranh chấp sở hữu trí tuệ gồm tranh chấp về quyền tác giả và sở hữu công nghiệp. Có ba biện pháp giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đó là: Biện pháp hình sự; biện pháp dân sự và biện pháp hành chính.

Khi có tranh chấp sở hữu trí tuệ, chủ thể có thể sử dụng các thiết chế của nhà nước để thực thi quyền SHTT được bảo hộ:

– Biện pháp dân sự:

+ Khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình được đa số mọi người lựa chọn.

+ Ở Việt Nam, thông qua việc ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự quy định thủ tục tố tụng dân sự nói chung và Luật sở hữu trí tuệ ghi nhận cụ thể về các biện pháp dân sự xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, bên cạnh các mục tiêu và ý nghĩa khác, có thể kết luận rằng chúng ta hoàn toàn đảm bảo đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu về thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua thủ tục dân sự.

+ Khi giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, cũng như đối với các vụ án dân sự khác, đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.

+ Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh. Vì vậy việc chứng mình này rất khó khăn trên thực tế.

– Biện pháp hành chính:

+ Thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc về các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan và Ủy ban nhân dân các cấp.

– Biện pháp hình sự:

+ Ranh giới giữa biện pháp hình sự và hai biện pháp còn lại là biện pháp dân sự và biện pháp hành chính tương đối rõ ràng.

>>Xem chi tiết: Các biện pháp xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ

2. Người có quyền khởi kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ:

Pháp luật hiện hành không quy định ai có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến trong thực tế người có quyền khởi kiện đôi khi bỏ mất quyền khởi kiện hoặc người không có quyền khởi kiện lại khởi kiện nên không được Toà án giải quyết. Nguyên đơn trong vụ án về quyền sở hữu trí tuệ có thể là tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ hoặc một số người có quyền liên quan khác

Các trình tự giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ sẽ tuân theo bộ luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và tố tụng hình sự.

Vấn đề giám định: Vấn đề giám định thường được đặt ra trong trường hợp đối tượng sở hữu trí tuệ đang tranh chấp là đối tượng phức tạp.

+ Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức,cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức,nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá,kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.

+ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức,cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản là: kế thừa có chọn lọc, bổ sung các quy định còn thiếu, các quy định mới về sở hữu trí tuệ đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định pháp luật SHTT và giữa các quy định liên quan đến SHTT của các ngành luật khác.

Tuy nhiên hiện tại còn khá nhiều những  bất cập, dẫn đến khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp như xác định chứng cứ, xác định đương sự hay vấn đề giám định. Nói tóm lại cần nhiều văn bản hướng dẫn để việc thực thi dễ dàng hơn.

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web