Thế nào là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt (Phần 2)
(Tiếp theo phần 1)
Câu hỏi: Mình đang nghiên cứu để chuẩn bị làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Mình có đọc về nhãn hiệu không có khả năng phân biệt. Mình cũng đã đọc qua nhưng chưa hiểu lắm. Mong Luật sư làm rõ hơn giúp mình. Mình cảm ơn!
Trả lời:
»Xem chi tiết phần 1 tại: Thế nào là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt (Phần 1)
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
Ví dụ 7: đã có một công ty đăng kí nhãn hiệu “The Kingdom lighting, hình” cho sản phẩm đèn chiếu sáng; đèn trang trí thì bạn không thể đăng kí nhãn hiệu “KL KINGDOM OF LIGHTS ELECTRIC, hình” cho sản phẩm đèn chiếu sáng, vì nó gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng kí trước đó. Và thực tế thì đơn nộp sau đã bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng và yêu cầu sửa đổi.
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
Ví dụ 8: Mình lấy luôn 2 nhãn hiệu ở trên. Giả sử nhãn hiệu “The Kingdom lighting, hình” đã chấm dứt hiệu lực được 2 năm do không có nhu cầu sử dụng nữa. Thì nhãn hiệu “KL KINGDOM OF LIGHTS ELECTRIC, hình” cũng vẫn không được đăng ký bảo hộ. Vì có thể gây nhầm lẫn. Mà phải đợi đủ 5 năm, kể từ ngày nhãn hiệu kia chám dứt hiệu lực thì nhãn hiệu sau mới có thể được bảo hộ. Có trường hợp ngoại lệ không cần chờ đén 5 năm Trừ trường hợp Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
Ví dụ 9: Nhãn hiệu “Coca cola” được coi là nhãn hiệu nổi tiếng cho sản phẩm nước giải khát, bây giờ bạn muốn đăng ký nhãn hiệu “ Coca la” cho sản phẩm bánh kẹo. Tuy nước giải khát và bánh kẹo không cùng nhóm sản phẩm theo bảng Danh mục hàng hóa /dịch vụ Ni- xơ 11. Nhưng nhãn hiệu “Coca la” có thể bị từ chối đăng ký vì bị cho là lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
Ví dụ 10: Bạn đăng ký nhãn hiệu “VinClothes” cho quần áo. Nhãn hiệu này có thể bị cho là tư tượng gây nhầm lẫn với tên thương mại “Vingroup” của Tập đoàn Vingroup. Vì Tập đoàn Vingroup có rất nhiều tên gọi gắn với tập đoàn này như: Vinhomes, VinMart, VinSchool,… Do đó mà nhãn hiệu “VinClothes” rất có thể gây cho người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa của tập đoàn Vingroup.
l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;
Ví dụ 11: Chỉ dẫn địa lý “Bưởi Đoan Hùng” đã được cấp văn bằng bảo hộ. Bạn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Bưởi năm doi Đoan Hùng” khả năng cao sẽ bị từ chối. Nếu bạn sử dụng Nhãn hiệu “Bưởi năm doi Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi của bạn sẽ khiến người tiêu dùng hiểu rằng bưởi của bạn có nguồn gốc từ Đoan Hùng, nhưng thực tế lại không phải như vậy.
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
Ví dụ 12: Đã có chỉ dẫn địa lý “Cognac” được đăng ký bảo hộ cho sản phẩm rượu mạnh (Cộng hòa Pháp). Bây giờ bạn muốn đăng ký nhãn hiệu “Rượu Cognac” cho sản phẩm rượu mạnh của mình sản xuất tại Việt Nam thì nhãn hiệu sẽ bị từ chối bảo hộ. Vì rượu không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vưc địa lý mang chỉ dẫn địa lý “Cognac”
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
Ví dụ 12: Ngày nộp đơn ưu tiên là ngày nộp đơn hợp lệ tại Cục Sở hữu trí tuệ hay tại một nước thành viên khác của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trước khi nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn nhất định.
Do đó nếu bạn đăng ký một nhãn hiệu mà khi bạn tra cứu thì đáp ứng đủ điều kiện, nhưng khi nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ, ví dụ ngày 19/11/2017, và sau đó có một đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp có dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhãn hiệu của bạn đến Cục Sở hữu trí tuệ ngày 20/11/2017 nhưng ngày ưu tiên là ngày 10/11/2017 thì nhãn hiệu mà bạn đăng ký vẫn sẽ bị từ chối.
Trên đây là những tư vấn của Newvision Law cho câu hỏi của bạn.
Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn liên hệ tới tổng đài tư vấn luật sở hữu trí tuệ 1900 8698 để được Luật sư Hãng Luật Newvision hỗ trợ
Trân trọng!
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!