1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Thế nào là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt (Phần 1)

Câu hỏi:

Mình đang nghiên cứu để chuẩn bị làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Mình có đọc về nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt. Mình cũng đã đọc qua nhưng chưa hiểu lắm về  việc nhãn hiệu như thế nào thì bị coi là không có khả năng phân biệt. Mong Luật sư làm rõ hơn giúp mình. Mình cảm ơn!

»Tham khảo thêm bài viết: Người có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Newvision Law! Câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định:

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

→Như vậy, khả năng phân biệt là một trong hai điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ.

Bạn có hỏi về nhãn hiệu như thế nào thì bị coi là không có khả năng phân biệt. Sau đây tôi sẽ đưa ra quy định của pháp luật và lấy ví dụ từng trường hợp để giúp bạn hiểu rõ hơn.

Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

“a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;”

Ví dụ 1: nếu chỉ đăng kí “111” hoặc “AAA” làm nhãn hiệu thì sẽ là không có khả năng phân biệt. Nhưng trên thực tế bạn sẽ thấy nhãn hiệu bia “333”, đây là trường hợp ngoại lệ của quy định này. Vì nhãn hiệu “333” đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi như một nhãn hiệu

b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

Ví dụ 2: Bạn đăng ký nhãn hiệu “Milk” cho sản phẩm sữa thì nhãn hiệu này sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt vì nó là tên của sản phẩm sữa được viết theo tiếng Anh.

c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

Ví dụ 3: Đăng kí nhãn hiệu “100% thiên nhiên” cho sản phẩm mỹ phẩm thì sẽ được coi là không có khả năng phân biệt. Vì “100% thiên nhiên” được coi là đặc tính mô tả hàng hóa. Có rất nhiều hàng hóa có đặc tính này, do đó mà không thể phân biệt, và không thể ngăn cấm chủ thể khác sử dụng mô tả 100% thiên nhiên cho hàng hóa của họ được.

d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

Ví dụ 4:  Nhãn hiệu “Xây dựng hạ tầng”, đây là một ngành nghề kinh doanh  nên không thể được bảo hộ là một nhãn hiệu nếu chỉ có cấu thành như vậy. Nhưng nếu thêm tên riêng và slogan ví dụ như: “ Xây dựng hạ tầng Hiền Hoàng. Thách thức thời gian, vững bước tương lai” thì có thể sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng đủ điều kiện, tuy nhiên phần “xây dựng hạ tầng” sẽ không được bảo hộ riêng biệt, tức là các chủ thể khác vẫn có thể sử dụng “xây dựng hạ tầng” là thành phần trong cấu tạo nhãn hiệu của mình.

đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;

Ví dụ 5: Một công ty thu mua mà chế biến nhãn lồng tại Hưng Yên đăng kí nhãn hiệu “Nhãn lồng Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng được trồng tại Hưng Yên thì sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt. Vì có rất nhiều sản phẩm nhãn của các chủ thể khác được trồng ở Hưng Yên, không lẽ họ không được ghi nguồn gốc địa lý sản phẩm của mình lên bao bì sản phẩm.

e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

Ví dụ 6: Bạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “The King of Light” tại Việt Nam, ngày nộp đơn là ngày 24/11/2017, nhưng sau đó có một đơn được chuyển đến Việt Nam từ một chủ thể của quốc gia khác, mà đơn có ngày ưu tiên là ngày 22/11/2017. Như vậy đơn của chủ thể nước ngoài sẽ được hưởng quyền ưu tiên, nhãn hiệu của bạn sẽ bị cho là gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký, mà hai nhãn hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết.

>>>>Những trường hợp tiếp theo sẽ được minh họa trong phần 2 của bài viết.

Rất mong bạn đọc tiếp tục theo dõi!

Mọi vấn đề thắc mắc cần giải đáp liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ 1900 8698 để được Luật sư Newvision LawFirm hỗ trợ

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web