1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng

Sau khi đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng đã được chấp nhận đơn hợp lệ, Cục Trồng trọt tiến hành thẩm định nội dung đơn bao gồm thẩm định tính mới, tên gọi phù hợp của giống cây trồng và kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng. Trong đó khảo nghiệm kỹ thuật là tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng.

Việc khảo nghiệm kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân có năng lực tiến hành khảo nghiệm giống cây trồng thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng có thể sử dụng kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đã có trước đó.

»Xem thêm: Điều kiện bảo hộ giống cây trồng

khao-nghiem-ky-thuat-doi-voi-giong-cay-trong

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 88/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền đối với giống cây trồng thì khảo nghiệm kỹ thuật được thực hiện theo 1 trong 4 hình thức sau:

1. Khảo nghiệm kỹ thuật do tổ chức, cá nhân khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định;

2. Khảo nghiệm kỹ thuật do người nộp đơn tự thực hiện;

3. Sử dụng kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đã có do người nộp đơn cung cấp;

4. Hợp đồng với tổ chức, cá nhân của nước là thành viên UPOV để khảo nghiệm hoặc để mua kết quả khảo nghiệm đã có.

Cơ quan bảo hộ giống cây trồng căn cứ vào đơn đăng ký và điều kiện thực tế để lựa chọn một trong những hình thức khảo nghiệm kỹ thuật quy định của pháp luật.

Trường hợp khảo nghiệm kỹ thuật tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam, phải theo quy phạm khảo nghiệm DUS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; trường hợp chưa ban hành thì theo quy phạm khảo nghiệm của UPOV.

Trường hợp thuộc Khảo nghiệm kỹ thuật do tổ chức, cá nhân khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, nếu kết quả khảo nghiệm chưa thỏa đáng, người nộp đơn có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân khảo nghiệm đã thực hiện khảo nghiệm trước đó hoặc tổ chức, cá nhân khảo nghiệm được chỉ định khác thực hiện khảo nghiệm lại và phải nộp phí khảo nghiệm lại theo quy định. Yêu cầu khảo nghiệm lại phải được làm bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do và chứng cứ chứng minh yêu cầu khảo nghiệm lại. Phí khảo nghiệm trong trường hợp này sẽ được trả lại cho người nộp đơn nếu kết quả khảo nghiệm lại cho thấy lý do và chứng cứ của người nộp đơn đưa ra là đúng.

Ở Việt Nam rất phong phú về giống và loài cây trồng. Do vậy hiện nay khi áp dụng bảo hộ tất cả các loài, rất nhiều loài mới có đơn đăng ký. Đây là áp lực cho công tác khảo nghiệm kỹ thuật trong việc xây dựng đội ngũ chuyên gia, cơ sở vật chất phục vụ khảo nghiệm, biên soạn tài liệu hướng dẫn khảo nghiệm kỹ thuật. Đặc biệt đối với loại cây trồng mà Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng (UPOV) chưa có tài liệu hướng dẫn. Từ khi trở thành thành viên của UPOV thì việc bảo hộ tất cả các loại cây trồng có nhiều lợi ích, xong cũng đặt ra nhiều khó khăn trong công tác thẩm định kỹ thuật giống cây trồng. Về văn bản quy phạm pháp luật, các quy định còn tản mạn. Một số quy định chưa rõ ràng, do vậy còn có sự hiểu biết khác nhau, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện. Nhận thức của các đối tượng liên quan còn hạn chế. Công tác phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan đến công tác bảo hộ giống cây trồng còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Việc thực thi quyền đã có những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Song nhiều khi do các quy định pháp luật chưa chặt chẽ. Chẳng hạn còn thiếu các quy định về cơ chế bảo hộ sản phẩm chế biến từ vật liệu thu hoạch của giống được bảo hộ; giới hạn cho phép nông dân tự để giống cho vụ sau trên diện tích đất của mình; chuyển nhượng quyền đối với giống thuộc sở hữu nhà nước (viện, trường, trung tâm nghiên cứu,…)

Chính vì vậy, cần chỉnh sửa, bổ sung Luật SHTT cũng như các văn bản dưới Luật. Đồng thời, nhà nước đầu tư hơn nữa cho công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về bảo hộ giống cây trồng tới các đối tượng liên quan từ người làm công tác quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp từ trung ương tới địa phương, tác giả, nông dân,.. Ngoài ra, cần đầu tư cho hệ thống bảo hộ nói chung, đặc biệt là cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật giống câu trồng nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Mọi vấn đề thắc mắc về đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu,… liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật SHTT miễn phí 1900 6110 _ Luật sư Newvision để được hỗ trợ

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web