Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Hiện nay số lượng nhãn hiệu nộp đơn đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu lên tới con số mấy chục ngàn. Điều này không khỏi dẫn tới tình trạng, nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký nhưng trên thực tế lại không sử dụng hoặc sử dụng được một vài năm và sau đó không sử dụng nữa. Trong khi đó, nhiều tổ chức, cá nhân khác thực sự muốn sử dụng nhãn hiệu đó để kinh doanh. Vậy, có cách nào để giảm bớt lượng nhãn hiệu “thừa” – “ thiếu” trên ? và việc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có cần thiết ?
Trường hợp bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định tại Điều 96 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, và hợp nhất 2013 quy định :
“1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;
b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
2. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.
4. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
5. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.”
⇒Như vậy, từ quy định trên có thể thấy, sau khi đăng ký nhãn hiệu thành công thì vẫn có thể Văn bằng bảo hộ của bạn sẽ bị hủy bỏ vì hai lý do sau:
– Thứ nhất: do nhãn hiệu đã được đăng ký không còn đủ khả năng được bảo hộ. Ví dụ: Nhãn hiệu X ban đầu được công ty A đăng ký bảo hộ cho sản phẩm sữa tắm của mình, sau do làm ăn thua lỗ nên hoạt động được 3 năm thì đã ngưng hoạt động 6 năm. Công ty B đang sử dụng nhãn hiệu X cho sản phẩm sữa tắm của họ được 1 năm , nhưng chưa đăng ký bảo hộ, nay công ty B muốn nộp đơn đăng ký bảo hộ để sử dụng nhãn hiệu X. Nên công ty B đã nộp đơn yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của công ty A. Vì vậy, Cục sở hữu trí tuệ đã ra quyết định hủy giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của công ty A do không sử dụng nhãn hiệu trong năm năm liên tiếp.
– Thứ hai: do người chủ nhãn hiệu đã đăng ký không có quyền nộp đơn. Chủ sở hữu nhãn hiệu nếu bị phát hiện rằng không có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị coi là không trung thực trong việc nộp đơn. Ngoài việc văn bằng bảo hộ của chủ thể không có quyền đăng ký nhãn hiệu bị hủy, họ còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp của họ gây ra (nếu có) (ví dụ như hành vi sử dụng văn bằng bảo hộ buộc các đối thủ cạnh tranh với mình phải ngưng sản xuất).
Hồ sơ hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm:
− Tờ khai yêu cầu hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (02 tờ theo mẫu);
− Chứng cứ (nếu có);
− Giấy uỷ quyền (nếu thông qua đại diện);
− Bản giải trình lý do yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
− Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trình tự thực hiện hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
− Trường hợp chủ văn bằng tự yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
+ Kiểm tra và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn;
+ Kiểm tra hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu yêu cầu huỷ bỏ;
+ Ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo yêu cầu của người nộp đơn.
− Trường hợp yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do người thứ ba thực hiện:
+ Kiểm tra bằng chứng, lý do yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
+ Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ để chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ.
Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định huỷ bỏ một phần/toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Quyết định huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; Nếu không có đủ cơ sở, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Thời hạn thông báo thụ lý đơn yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: 10 ngày.
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!