1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Hướng dẫn nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể

Ngày 02/12/2013, Công ty TNHH Duyên Thuận (Có trụ sở tại: Bản Có Thái, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) có Gửi yêu cầu & đề xuất tới Phòng Sở hữu trí tuệ – Công ty TNHH NewVision Law để đề xuất, tư vấn và đưa giải pháp cho họ về trường hợp như sau:
– Công ty TNHH Duyên Thuận mong muốn tiến hành thủ tục Nhận Chuyển nhượng Văn bằng bảo hộ đã đựợc cấp mang nhãn hiệu “Nep Tu Le – Yen Bai
– Hiện tại, nhãn hiệu: “Nep Tu Le – Yen Bai” đã được cấp Văn bằng bảo hộ độc quyền ngày 13/10/2008; cho Hội Nông Dân xã Tú Lệ , tỉnh Yên Bái.
– Tuy nhiên, vì lý do hiện nay phía Hội Nông dân xã Tú Lệ đã không sử dụng thương hiệu trên;
– Do đó, nay muốn làm thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu nêu trên cho 1 doanh nghiệp khác – có trụ sở nằm trên địa bàn xã Tú Lệ, tỉnh Yên Bái. Và muốn làm thủ tục Đổi tên Chủ sở hữu thương hiệu trên Văn bằng bảo hộ độc quyền theo quy định.
==> Qua xem xét, nghiên cứu chuyên sâu, Phòng Sở hữu trí tuệ – Công ty TNHH NewVision Law đã có những nhận định và đưa ra ý kiến tư vấn pháp lý như sau:

Hướng dẫn nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể

Hướng dẫn nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể

Theo điều 139 khoản 5 Luật SHTT quy định:  “Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó”.

Quyền nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu tập thể (điều 87 khoản 3 Luật SHTT):

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

– Do doanh nghiệp là một tổ chức riêng, không phải là một tổ chức tập thể, nên không thể ký hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sở hữu hay quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể được.

– Doanh nghiệp muốn sử dụng nhãn hiệu tập thể (với điều kiện ngành nghề kinh doanh phù hợp), sẽ có 02 biện pháp:

+ Cách 1: Doanh nghiệp gia nhập Hợp tác xã hoặc Hội nông dân. Và sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, cho phép tổ chức, cá nhân, hộ gia đình là thành viên HTX được sử dụng nhãn hiệu (quy chế hiện tại chỉ cho phép các Hộ gia đình sử dụng)

+ Cách 2: Sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể của HND, cho phép doanh nghiệp trên địa bàn có ngành nghề kinh doanh phù hợp được sử dụng nhãn hiệu.

Dù là với cách 1 hay cách 2, vẫn đều phải sửa đổi quy chế.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể

– Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;

– Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;

– Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;

– Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;

– Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

– Để đăng ký và sử dụng nhãn hiệu tập thể, các tổ chức chủ sở hữu quyền có thể nhờ các luật sư, đại diện sở hữu trí tuệ trợ giúp về mặt pháp lý để tiến hành đăng ký.

Quý Khách hàng có thể xem thêm nội dung Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu :

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web