1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Đăng ký nhãn hiệu cho đồng hồ như thế nào ?

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, để sở hữu một sản phẩm đồng hồ có thương hiệu đồng thời có chất lượng khá là khó khăn vì sự lẫn lộn khó phân biệt giữa các sản phẩm “fake” có mẫu mã hoàn hảo giống như sản phẩm chính hãng. Phương thức an toàn nhất là người mua nên trực tiếp hoặc gián tiếp “xách tay” mặc dù sẽ lại vướng phải những vấn đề về bảo hành và nơi hỗ trợ bảo hành. Hơn nữa, các sản phẩm đồng hồ cả trong và ngoài nước rất đa dạng về mẫu mã, giả cả phù hợp. Trước tình hình đó, có thể nói một nhà sản xuất, kinh doanh đồng hồ thông minh là người biết khẳng định, bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách đăng ký nhãn hiệu, tạo cho sản phẩm của mình một chỗ đứng, một nét nổi bật dễ nhận biết trong hàng ngàn những nhãn hàng, sản phẩm cùng loại. Vậy việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cho đồng hồ được thực hiện như thế nào?

dang-ky-nhan-hieu-cho-dong-ho-nhu-nao

Thứ nhất: về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho đồng hồ bao gồm những loại giấy tờ chủ yếu sau:

− Tờ khai đăng ký nhãn hiệu  làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản)

− Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký nhãn

− Mẫu nhãn hiệu : Mẫu nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự với các mẫu nhãn hiệu của các công ty, doanh nghiệp khác đã được đăng ký bảo hộ. Do vậy, trước khi đăng ký nên kiểm tra khả năng đăng ký của nhãn hiệu cũng như tra cứu. Để thực hiện tra cứu dễ dàng, các nhà sản xuất có thể liên hệ với các đại diện sở hữu công nghiêp để được sự tư vấn cụ thể.

− Giấy ủy quyền, nếu chủ sở hữu không trực tiếp nộp đơn đăng ký mà ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện.

− Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản)

− Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Thứ hai: về cách thức nộp đơn:

− Tương ứng với việc chủ sở hữu có thể trực tiếp tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm đồng hồ do mình sản xuất, chế tạo hoặc ủy quyền cho các đại diện sở hữu công nghiệp thay mình thực hiện việc đăng ký thì có hai cách thức nộp đơn chính như sau:

+ Chủ sở hữu nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới trụ sở của Cục SHTT hoặc nộp tại văn phòng đại diện của Cục.

+ Nộp đơn đăng ký thông qua các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp của Cục SHTT.

Thứ ba: về thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm:

− Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là từ 13 – 15 tháng, cụ thể:

+ Thẩm định hình thức đơn (1 – 2 tháng)

+ Công bố đơn hợp lệ (2 tháng)

+ Thẩm định nội dung đơn (9 – 12 tháng)

+ Cấp văn bằng bảo hộ (1 – 2 tháng)

+ Khi Cục SHTT có quyết định cấp văn bằng bảo hộ và người nộp đơn nộp đủ lệ phí cấp bằng thì Cục sẽ tiến hành cấp bằng trong khoảng 1 – 2 tháng.

Thứ tư: về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu:

− Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Như vậy, có thể thấy việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đồng hồ là rất cần thiết để bảo vệ sản phẩm của mình và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, tạo lòng tin của người tiêu dùng và thể hiện thiện chí không xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của người khác.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web