1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Cơ chế bảo hộ tác phẩm văn học dân gian

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trải qua quá trình lao động, chiến đấu, xây dựng bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã sáng tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần to lớn, đáng tự hào. Nền văn học Việt Nam là một trong những bằng chứng tiêu biểu cho năng lực sáng tạo tinh thần ấy.  Những giá trị mà các tác phẩm văn học dân gian mang lại cho nhân loại có ý nghĩa lớn lao và toàn diện trong mọi lĩnh vực: sinh hoạt, giải trí, sản xuất kinh doanh và học tập, nghiê cứu khoa học, quản lý nhà nước. Chính vì vậy, việc bảo hộ quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả các tác phẩm văn học dân gian là hết sức cần thiết và quan trọng.

bao-ho-tac-pham-van-hoc-gian-dan

Thực tế, một số điều khoản trong Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 và hợp nhất 2013, Nghị định số 100/2006/NĐ-CP, Nghị định số 85/2011/ NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2006/NĐ-CP có quy định về việc sử dụng và bảo hộ các tác phẩm văn hóa dân gian.Cụ thể:

  1. Điều 23 Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học – nghệ thuật dân gian.

“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

a) Truyện, thơ, câu đố;

b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

d) Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.”

Điều khoản này chỉ quy định rằng “tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn gia trị đích thực của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian”. Như vậy nó chỉ quy định về quyền nhân thân của quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, quyền này chỉ tương ứng với một trong số 4 loại quyền nhân thân dành cho chủ sở hữu quyền tác giả một tác phẩm thông thường, được quy định tại khoản 2, điều 19 Luật sở hữu trí tuệ . Các quyền tài sản hoàn toàn không được đề cập, chính xuất phát từ điều 23 này mà cũng có những ý kiến cho rằng luật chỉ yêu cầu nghĩa vụ tinh thần và việc thu tiền bản quyền là không cần thiết.

Phạm vi bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cần phải được xem xét toàn diện hơn thế. Các quyền nhân thân, vật chất và cả các quyền nếu cần đều phải được xác lập cho việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở chừng mực phù hợp với mục đích bảo hộ và đặc điểm của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Phạm vi các quyền cũng như chủ thể thu hưởng hoặc thực hiện quyền cần phải được xác lập một cách rõ ràng.

  • Đối với quyền nhân thân, quyền của cộng đồng là tác giả của một tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian được dẫn chiếu xuất xứ là quan trọng hàng đầu, quyền này đã được quy định tại khoản 2, điều 23 Luật sở hữu trí tuệ.
  • Một quyền nhân thân nữa cũng cần được bảo hộ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là quyền tương tự như quyền “bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” được quy định cho quyền tác giả thông thường. Các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cần phải được bảo hộ sự toàn vẹn trong giá trị văn học nghệ thuật dân gian mà nó chứa đựng
  • Đối với quyền tài sản: cần xác định quyền thu phí bản quyền là cần thiết. Tuy nhiên, phí này không nhằm để bù đắp lại công sức sáng tạo tác phẩm mà phải được dùng để bảo tồn và phát huy các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian trong khung cảnh lớn hơn là toàn bộ di sản tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian của dân tộc Việt nam
  • Việc thu phí này được hiểu chỉ là điều kiện cho việc sử dụng các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở trong nước, không nên xác lập quyền độc quyền cho phép sử dụng hay không sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian tương tự như quyền độc quyền của chủ sở hữu một tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học thông thường được quy định như một phần quan trọng của quyền tài sản bảo hộ bởi điều 20 Luật sở hữu trí tuệ.
  • Ngoài ra, cần phải bảo hộ cả quyền của những người có công trực tiếp trong việc tìm kiếm và duy trì các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian đã bị thất truyền trong dân gian. Những người này cần được bảo hộ quyền nhất định do công lao đóng góp mà họ đã bảo hộ ra để tác phẩm được lộ thiên và được mọi người sử dụng

Nghị định số 85/2011/NĐ-CP có quy định cụ thể về những loại hình nghệ thuật dân gian được bảo hộ, gồm: Các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố và các hình thức thể hiện tương tự khác; các loại hình nghệ thuật biểu diễn như tuồng, chèo, cải lương, điệu hát, làn điệu âm nhạc, điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian và các hình thức thể hiện tương tự khác; các loại hình nghệ thuật tạo hình như đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ; hình mẫu kiến trúc và các hình thức thể hiện tương tự khác.

Điều 20 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định về việc sử dụng tác phẩm văn học – nghệ thuật dân gian. Theo đó, tác phẩm văn học – nghệ thuật dân gian gồm truyện, thơ, câu đố, điệu hát, làn điệu âm nhạc, điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình. Sử dụng tác phẩm văn học – nghệ thuật dân gian là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm; người sử dụng phải thoả thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình.

Ý nghĩa bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian:

Thứ nhất, nhằm bảo hộ quyền tinh thần của người nắm giữ tri thức truyền thống và quyền ngăn cấm người khác thương mại hóa tri thức của mình, chống lại sự lạm dụng, khai thác và sưu tầm làm tổn hại đến giá trị đích thực của tác phẩm.

Thứ hai, ngoài việc công nhận về nguồn gốc sáng tạo ra tác phẩm còn là sự bù đắp xứng đáng cho tác giả vì những công sức sáng tạo họ đã bỏ ra. Việc bảo hộ này làm tăng sự chắc chắn và ổn định về mặt pháp lí và mang lại lợi ích không chỉ cho những người nắm giữ vốn văn học nghệ thuật dân gian mà cả những người sử dụng tác phẩm đó.

Thứ ba, cho phép các cộng đồng văn hóa dân tộc tham gia một cách hiệu quả hơn vào thị trường toàn cầu và từng bước thoát khỏi cảnh nghèo và lệ thuộc, do đó được coi là một công cụ tiềm năng trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của những nước đang phát triển và kém phát triển.

Thứ tư, đối với người sử dụng là người nước ngoài việc bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian như một tác phẩm văn học nghệ thuật thông thường là điều cần thiết bởi lẽ họ không phải là công dân Việt Nam. Mục đích lớn nhất là bảo tồn và phát huy tối đa những giá trị truyền thống trong các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian hiện còn đang thất truyền trong dân gian.

Từ các ý nghĩa to lớn trên, đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc bảo tồn và phát triển văn học nghệ thuật dân gian thì việc hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là vô cùng cần thiết. Phải đặt ra một hành lang pháp lý đủ an toàn để bảo tồn duy trì được nền di sản văn học nghệ thuật dân gian bất tận,cho sự truyền bá lan tỏa và đồng thời đảm bảo sự chia sẻ hài hòa lợi ích từ nó mang lại, nhằm tiến gần hơn nữa đến mục tiêu về tính đầy đủ và tính hiệu quả theo như tiêu chuẩn của pháp luật thế giới.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web