1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm quyền SHTT

Những vụ việc xâm phạm về sở hữu trí tuệ hiện diễn ra khá nhiều và gây ra những tổn thất về vật chất cũng như tinh thần của chủ thể bị xâm phạm. Vậy khi chủ thể bị xâm phạm yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm đó thì Tòa án sẽ sử dụng căn cứ gì để xác định mức độ thiệt hại và tính toán mức bồi thường thiệt hại ?

Việc xác định mức bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được căn cứ theo Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009Khoản 2 Mục 1 Phần 8 Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/04/2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp Luật trong việc giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Tòa án.

Trong trường hợp việc xâm phạm gây ra thiệt hại về vật chất thì Tòa án sẽ xác định mức bồi thường thiệt hại dựa vào một trong những căn cứ sau:

a) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất.

b) Giá trị chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện.

c) Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a) và điểm b) nêu trên thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

→ Với hai căn cứ đầu tiên, người bị xâm phạm phải chứng minh được, có bằng chứng rõ ràng về giá trị vật chất bị xâm phạm.

Còn trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất của nguyên đơn theo các căn cứ quy định tại Điểm a và b khoản 1 Điều 205 của Luật Sở hữu trí tuệ, nguyên đơn phải chứng minh là việc xác định mức bồi thường thiệt hại về vật chất trong trường hợp này không thể thực hiện được hoặc chưa có đủ thị trường cho các hàng hoá hợp pháp để xác định thiệt hại của nguyên đơn dựa trên mức giảm sút doanh thu bán hàng hoá đó trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm và yêu cầu Toà án áp dụng mức bồi thường thiệt hại theo luật định.

Tuy nhiên, nếu bị đơn chứng minh được rằng nguyên đơn không trung thực trong việc chứng minh thiệt hại của họ vì nếu yêu cầu bồi thường theo quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều 205 của Luật Sở hữu trí tuệ thì mức bồi thường sẽ thấp hơn mức bồi thường theo luật định, nếu nguyên đơn viện lý do để được áp dụng mức bồi thường theo luật định và bị đơn chứng minh được mức thiệt hại của nguyên đơn, thì Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn mà có thể chấp nhận yêu cầu của bị đơn để quyết định mức bồi thường thiệt hại.

Toà án quyết định mức bồi thường thiệt hại về vật chất trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 205 của Luật Sở hữu trí tuệ với mức bồi thường tối thiểu không dưới 5 triệu đồng và tối đa không quá 500 triệu đồng. 

Để đảm bảo quyết định mức bồi thường hợp lý, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, Toà án phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan cụ thể như sau:

– Hoàn cảnh, động cơ xâm phạm (xâm phạm do cố ý, do vô ý, do bị khống chế, hoặc do bị lệ thuộc về vật chất, tinh thần, xâm phạm lần đầu, tái phạm);

– Cách thực hiện hành vi xâm phạm (xâm phạm riêng lẻ, có tổ chức, tự thực hiện hành vi xâm phạm, mua chuộc, lừa dối, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi xâm phạm);

– Phạm vi lãnh thổ, thời gian, khối lượng, quy mô thực hiện hành vi xâm phạm (trên địa bàn một huyện của một tỉnh, nhiều huyện của nhiều tỉnh khác nhau, thời gian dài hay ngắn, khối lượng lớn hay nhỏ, quy mô thương mại…);

– Ảnh hưởng, hậu quả của hành vi xâm phạm (ảnh hưởng ở trong nước, quốc tế đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng của chủ thể quyền; hậu quả về vật chất đối với chủ thể quyền).

Nếu trong vụ tranh chấp có nhiều đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, thì mức bồi thường thiệt hại chung cho tất cả các đối tượng đó cũng không được vượt quá mức 500 triệu đồng.

Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ 5 triệu đống đến 50 triệu đồng tùy thuộc vào mức độ thiệt hại.

Ngoài khoản bồi thường thiệt hại như trên chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

Như vậy, căn cứ để xác định mức bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào giá trị vật chất, tinh thần của chủ thể bị xâm hại và người đó có thể chứng minh được hành vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và xác định mức bồi thường thiệt hại xảy ra hay không?

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web