Đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 đưa ra khái niệm về sáng chế tại khoản 12 Điều 4 “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”
Vậy tính sáng tạo của sáng chế là gì? Pháp luật quy định sáng chế phải thỏa mãn những điều kiện gì mới được coi là có tính sáng tạo?
Điều 61 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về trình độ sáng tạo của sáng chế như sau:
“Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.”
Như vậy tính sáng tạo có thể được hiểu là kết quả của một ý tưởng, ý tưởng đó tạo ra tính mới và lợi ích trong sáng chế, nhưng không nảy sinh một cách hiển nhiên từ trình độ kỹ thuật hiện tại đối với một người có kỹ năng thông thường (trình độ trung bình) trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Những gì mà một người có trình độ trung bình ở cùng ngành kỹ thuật tương ứng có thể tìm ra được mà không cần có bản mô tả sáng chế của người yêu cầu nộp đơn được coi như “ hiển nhiên”. Không chỉ có vậy, còn phải là một sự sáng tạo có trình độ, nghĩa là phải có sự khác biệt cơ bản giữa trình độ kỹ thuật vào ngày ưu tiên và sáng chế được yêu cầu bảo hộ.
Việc đánh giá trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật được đưa ra tại Mục 25.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, cụ thể trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật được nêu trong đơn được thực hiện bằng cách đánh giá dấu hiệu (các dấu hiệu) cơ bản khác biệt nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ để đưa ra kết luận:
– Dấu hiệu (các dấu hiệu) cơ bản khác biệt có bị coi là đã được bộc lộ trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc hay không?
– Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt có bị coi là có tính hiển nhiên đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng hay không?
– Ứng với một điểm thuộc phạm vi (yêu cầu) bảo hộ, giải pháp kỹ thuật được coi là có trình độ sáng tạo nếu việc đưa dấu hiệu cơ bản khác biệt vào tập hợp các dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật là kết quả của hoạt động sáng tạo và không phải là kết quả hiển nhiên của hiểu biết thông thường trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Trong các trường hợp sau đây (nhưng không phải chỉ trong các trường hợp đó), ứng với một điểm thuộc phạm vi bảo hộ, giải pháp kỹ thuật bị coi là không có trình độ sáng tạo:
– Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính hiển nhiên (bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng cũng biết rằng để thực hiện chức năng đã định hoặc để đạt được mục đích đã định tất yếu phải sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó và ngược lại khi sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó thì tất yếu phải đạt được mục đích hoặc thực hiện được chức năng tương ứng).
– Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt đã được bộc lộ dưới dạng đồng nhất hoặc tương đương trong một/một số giải pháp kỹ thuật nào đó đã biết trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc;
– Giải pháp kỹ thuật là sự kết hợp đơn giản của các giải pháp kỹ thuật đã biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản chức năng, mục đích và hiệu quả của từng giải pháp kỹ thuật đã biết.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ Hotline 02466828986 để được Luật sư phụ trách hỗ trợ và tư vấn chi tiết
>>>Xem thêm: thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!