Quy định về việc ủy quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
Ủy quyền là một chế định quan trọng trong bộ luật dân sự. Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều công việc cần phải ủy quyền. Sở hữu trí tuệ cũng là một trong số đó. Văn bằng bảo hộ có ý nghĩa quan trọng với chủ sở hữu, cũng như các bên liên quan. Khi ủy quyền việc thực hiện các hoạt động xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp thì đều phải được lập thành giấy uỷ quyền. Do đó, pháp luật sở hữu trí tuệ quy định việc ủy quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 107 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:
“1. Việc ủy quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy ủy quyền.
2. Giấy ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ đầy đủ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền;
b) Phạm vi ủy quyền;
c) Thời hạn ủy quyền;
d) Ngày lập giấy ủy quyền;
đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên ủy quyền.
3. Giấy ủy quyền không có thời hạn ủy quyền được coi là có hiệu lực vô thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên ủy quyền tuyên bố chấm dứt ủy quyền.”
>>Xem thêm: Quyền ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì thời điểm giấy uỷ quyền có giá trị pháp lý trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ được xác định như sau:
– Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được giấy uỷ quyền hợp lệ
– Ngày Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận việc thay thế uỷ quyền hoặc tái uỷ quyền hợp lệ
– Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được thông báo thay đổi phạm vi uỷ quyền, chấm dứt uỷ quyền trước thời hạn, thay đổi địa chỉ của bên nhận uỷ quyền
Trong trường hợp thay thế uỷ quyền hoặc tái uỷ quyền, thì giấy uỷ quyền chỉ được coi là hợp lệ khi theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, nếu bên nhận thay thế uỷ quyền hoặc bên nhận tái uỷ quyền có cam kết chịu trách nhiệm về mọi vấn đề phát sinh do bên uỷ quyền thực hiện trong giao dịch trước đó với Cục Sở hữu trí tuệ.
Nếu giấy uỷ quyền có phạm vi uỷ quyền gồm nhiều thủ tục độc lập với nhau và bản gốc giấy uỷ quyền đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì khi tiến hành các thủ tục tiếp theo, bên được uỷ quyền phải nộp bản sao giấy uỷ quyền và có chỉ dẫn chính xác đến số đơn có bản gốc giấy uỷ quyền đó (quy định tại khoản 5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN).
Như vậy, việc ủy quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp động xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp sẽ đưuọc thực hiện thông qua giấy ủy quyền.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luât sở hữu trí tuệ 1900 6110 để được Luật sư phụ trách hỗ trợ chi tiết
>>Tham khảo thêm: hướng dẫn tra cứu kiểu dáng công nghiệp
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!