1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Thư thông báo, cảnh báo vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ

Câu hỏi của độc giả: Thưa Luật sư công ty luật Newvision, tôi muốn gửi thư thông báo đến một công ty khác đã vi phạm sử dụng thương hiệu mà công ty chúng tôi đã đăng ký và đã được cấp giấy sở hữu trí tuệ, nhưng tôi chưa biết nội dung thư phải soạn như thế nào cho đúng luật, mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật Newvision, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý :

Luật sở hữu trí tuệ 2005

Nghị định 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

2. Nội dung trả lời

Sau đây là thư thông báo mà công ty có thể tham khảo sử dụng để gửi tới công ty có hành vi vi phạm sử dụng thương hiệu mà Qúy công ty đã đăng ký và đã được cấp giấy sở hữu trí tuệ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

THƯ THÔNG BÁO

(V/v : thông báo, cảnh báo vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ)

 

Kính gửi : Qúy công ty…

Tôi là : Đại diện công ty…

Điện thoại  :                                                  Fax:

Email :                                                           Website:

Chúng tôi (tên công ty) xin gửi lời chào đến quý công ty. Qua trao đổi với đại diện bên quý vị chúng tôi được biết quý công ty đang sử dụng thương hiệu mà chúng tôi đã đăng ký và được cấp giấy sở hữu trí tuệ.

Dưới đây là một số nét chính quan trọng liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

Thứ nhất, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và thương hiệu đã được đăng ký:

Theo điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Điều 11. Yếu tố xâm phậm quyền đối với nhãn hiệu

1.Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hang hóa, bao bì hang hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

a, Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày(kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho ngườ tiêu dung về hang hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

b, Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hang hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:

a, Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

b, Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 điều này hoặc hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không lien quan tới hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không lien quan tới hàng hóa, dịch vị mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dung về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

5. Trường hợp sản phẩm dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng thuộc loại phạm vi bảo hộ thì bị coi là hang hóa giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ.

(Như vậy dựa vào nội dung của Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP nêu trên thì mong quý công ty có thể hiểu và phân tích rõ nội dung vi phạm sử dụng thương hiệu trong trường hợp của quý công ty)

Thứ hai, về mức và hình thức sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, được quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Mức tiền phạt tối đa đối với cá nhân là 250.000.000. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với các nhân. Mức phạt tiền tối tối đa với tổ chức là 500.000.000 đồng.

Như vậy chúng tôi muốn thông báo rằng Qúy công ty đã vi phạm sử dụng thương hiệu mà công ty chúng tôi đã đăng ký và đã được cấp giấy sở hữu trí tuệ. Mong quý công ty có những điều chỉnh hợp lý để tránh tổn thất cho cả hai bên công ty.

Trân trọng !

….., ngày….tháng….năm….

                                                                                                                             Chữ ký

 

Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư công ty luật Newvision về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web