Bảo hộ tác phẩm khuyết danh
Chào luật sư ! Vừa qua trên mạng có lan truyền bài thơ “Hạnh phúc đơn sơ”, là một bài thơ khuyết danh rất hay. Tôi là một nhà sưu tầm thơ nên muốn in và phát hành tập thơ khoảng 100 bài về chủ đề tình yêu, trong đó có bài thơ khuyết danh trên. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư là việc làm đó có trái quy định pháp luật hay không? Nếu muốn sử dụng tác phẩm khuyết danh thì tôi phải làm những thủ tục gì? Tôi xin cảm ơn!
Ý kiến của Luật sư :
– Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định: “Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố”.
– Khoản 1 Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, hợp nhất 2013 quy định: “Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:
a) Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này;
b) Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;
c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.”
– Khoản 2 Điều 41 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) quy định: “ Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định”.
Trong tình huống của bạn, bài thơ “Hạnh phúc đơn sơ” là một tác phẩm khuyết danh lưu truyền trên mạng Internet, chưa được tổ chức, cá nhân nào quản lý. Theo Điểm a Khoản 1 Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ nêu trên, nó thuộc sở hữu Nhà nước, Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm. Việc bạn định sưu tầm và xuất bản tập thơ 100 bài, trong đó có bài thơ trên chính là sử dụng tác phẩm khuyết danh, vì vậy bạn cần tuân theo những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ khi sử dụng tác phẩm khuyết danh( quy định tại Điều 29 Nghị định 100/2006/NĐ-CP) . Nếu không tuân thủ thì sẽ là trái pháp luật.
Điều 29 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định về việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước:
” 1. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28 Nghị định này phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Xin phép sử dụng;
- Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác;
- Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phổ biến, lưu hành.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.
- Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật chịu trách nhiệm nhận chuyển giao quyền tác giả dưới bất kỳ hình thức nào của các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
- Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Như những phân tích ở trên, bài thơ bạn muốn in là tác phẩm khuyết danh thuộc sở hữu Nhà nước. Vì vậy, để sử dụng bài thơ, bạn phải đến Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật, thực hiện các công việc sau: Xin phép sử dụng tác phẩm và thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác theo quy định của Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ Tài chính; Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phổ biến,lưu hành.
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!