1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Quyền tác giả của bản tin thời sự

Nguyễn Ngọc Mai là một biên tập viên chương trình thời sự của một đài truyền hình A. Trong bản tin về vệ sinh an toàn thực phẩm, Mai có thêm rất nhiều bình luận của cá nhân vào và bản tin đó được đánh giá cao, khiến Mai được nhiều người xem mến mộ. Tuy nhiên, một thời gian sau một biên tập viên của đài B là Vũ Trâm Anh đã lấy những lời bình luận của Mai vào bình luận cho chương trình của cô ấy. Hỏi: Mai có được bảo hộ về bản tin thời sự của bản thân hay không?

bantints

Ý kiến của luật sư:

Điểm c Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, và được hợp nhất 2013 quy định các loại hình tác phẩm được đăng ký bản quyền tác giả trong đó có tác phẩm báo chí.

Điều 11 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định: “Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.”

Tuy nhiên, Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) quy định:

“Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

  1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
  2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
  3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.”

Ở đây, đặt ra vấn đề “Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin” ( Khoản 1 Điều 15 ) khác gì so với “ tác phẩm báo chí” ( điểm c Khoản 1 Điều 14) ? Cả hai đối tượng này đều ghi nhận, phản ánh lại sự việc xảy ra trong thực tế. Điểm khác biệt ở chỗ tác phẩm báo chí thể hiện sự sáng tạo của người đưa tin trong phản ánh sự việc thực tế ; trong khi đó tin tức thời sự thuần túy đưa tin chỉ đơn thuần là những thông tin báo chí ngắn hằng ngày, ghi nhận lại sự việc và không có tính sáng tạo. Như vậy, theo tình huống trên “Trong bản tin về vệ sinh an toàn thực phẩm, Mai có thêm rất nhiều bình luận của cá nhân vào và bản tin đó được đánh giá cao, khiến Mai được nhiều người xem mến mộ”. Như vậy, “bản tin thời sự” này của Mai không phải là “ tin tức thời sự thuần túy đưa tin ” mà nó thỏa mãn điều kiện là một tác phẩm báo chí và thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ.

Cũng theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ: “Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”. Như vậy, nếu Vũ Ngọc Trâm muốn sử dụng “những lời bình luận của Mai vào bình luận cho chương trình của cô ấy” phải xin phép và trả thù lao cho Mai theo quy định của pháp luật.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web