1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Một hành vi mà thay đổi chế độ pháp lý của cả tác phẩm

Đối với những người cầm bút thì trong chặng đường sáng tạo gian khổ mà vinh quang của mình, mỗi đứa con tinh thần của họ ra đời đều chính là một thành tựu nghệ thuật mang đầy tâm huyết. Tuy nhiên, khi một tác phẩm ra đời mà công chúng không được biết đến, không được tìm hiểu, tiếp xúc với nó thì nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì và tác phẩm đó không được coi là thành công, như đứa con bị lạc trong rừng sâu thẳm. Tác phẩm là nơi được lựa chọn để người nghệ sỹ thực hiện sứ mệnh gửi bức thông điệp mà mình ấp ủ đến với cuộc đời . Đúng như nhà văn Nguyễn Đình Thi , trong “ Tiếng nói của văn nghệ ” đã khẳng định“ Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác , vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng ”. Chính vì vậy, việc công bố tác phẩm rất quan trọng, nó không chỉ có ý nghĩa tinh thần đối với tác giả, công chúng mà còn làm thay đổi chế độ pháp lý của cả tác phẩm.

Về quyền công bố tác phẩm thì hầu hết các nước thuộc hệ thống pháp luật civil law coi đây là quyền nhân thân , trong khi đó các nước thuộc hệ thống pháp luật common law lại coi đây là quyền tài sản. Pháp luật Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ “Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm” là quyền nhân thân. Khoản 2 Điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định: “Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc”. Điều 4.4 Công ước Berne cũng quy định rằng những tác phẩm được công bố ở hai hay nhiều nước trong thời giam 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên được coi là công bố đồng thời ở nhiều nước.

so-huu-tri-tue-ve-quyen-tac-gia

Việc có công bố tác phẩm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Giữa tác phẩm đã công bố và tác phẩm chưa công bố, quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có sự khác biệt. Chính vì vậy, việc xác định một tác phẩm đã được công bố hay chưa có ý nghĩa rất quan trọng:

Thứ nhất, công bố tác phẩm là cơ sở pháp lý để tác giả bảo vệ danh dự của mình khi bị người khác xâm hại do công bố tác phẩm của mình. Đối với tác phẩm chưa công bố thì chỉ có tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và những người khác được tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cho phép, được có quyền sử dụng tác phẩm. Tuy nhiên, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền công bố hoặc cho người khác công bố và có thể thu được những lợi ích nhất định. Các cá nhân, tổ chức khác không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cho phép mà thực hiện hành vi công bố tác phẩm sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Thứ hai, nếu tác phẩm không đăng ký bảo hộ thì việc công bố là căn cứ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra thông qua các bản sao tác phẩm hay sự công nhận của quần chúng đặc biệt là ở địa điểm diễn ra việc công bố.

Thứ ba, việc xác định một tác phẩm đã được công bố có nghĩa xác định thời điểm công bố tác phẩm đó. Thời điểm này có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ tính thời hạn bảo hộ của tác phẩm. Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 27 : “ a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này”.

Thứ tư, việc xác định tác phẩm đã được công bố xác định giới hạn lãnh thổ mà tác phẩm được bảo hộ bởi phạm vi bảo hộ quyền tác giả mang tính lãnh thổ.

Thứ năm, việc xác định tác phẩm đã được công bố xác định giới hạn quyền tác giả. Nhằm cân bằng giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với duy trì cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo lưu thông của thị trường; cân bằng giữa bảo vệ lợi ích của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ với bảo vệ lợi ích của người sử dụng, của cộng đồng. Nên pháp luật đã quy định giới hạn quyền tác giả . Đó chính là các trường hợp sử dụng tác phẩm không cần xin phép, không cần trả tiền nhuận bút, thù lao được quy định tại (Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ) và các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ). Như vậy, chỉ những tác phẩm “đã được công bố” mới có thể được áp dụng hai điều luật nêu trên mà thôi.

Như vậy, có thể thấy rằng việc công bố tác phẩm có ý nghĩa lớn với chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nói riêng ,xã hội nói chung và cả chính bản thân tác phẩm đó. Việc công bố tác phẩm là rất cần thiết, có nên chăng, pháp luật nên quy định nó là quyền và nghĩa vụ của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chứ không chỉ là quyền như hiện nay.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web