1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Điều kiện bảo hộ giống cây trồng

Giống cây trồng cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Do đó, chúng cũng được bảo hộ theo quy định pháp luật. Chủ sở hữu giống cây trồng phải tiến hành đăng ký bảo hộ để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. Một giống cây trồng được bảo hộ khi chúng đáp ứng được những điều kiện nhất định.

Sau đây là những điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo quy định của pháp luật gồm:

Thứ nhất, về tính mới

Một trong những yêu cầu để giống cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam đó chính là giống cây trồng phải có tính mới thương mại (tính mới của giống cây trồng). Tính mới thương mại của giống cây trồng tại Việt Nam không giới hạn về không gian (trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam) nhưng giới hạn về mặt thời gian và loại giống cây trồng: 01 năm trên lãnh thổ Việt Nam; ngoài lãnh thổ Việt Nam sáu năm đối với các nhóm cây thân gỗ và nho, bốn năm đối với cây trồng khác.

Đăng ký bảo hộ nông sản

Còn theo quy định tại Luật SHTT thì giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác. Tính mới của giống cây trồng còn được thể hiện ở tên gọi phù hợp, phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng loài.

Các bạn có thể tìm hiểu cách tra cứu nhãn hiệu tại bài viết : Cách tra cứu nhãn hiệu 

Thứ hai, về tính khác biệt

Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn đăng ký hoặc ngày ưu tiên nếu đơn đó được hưởng quyền ưu tiên. Những trường hợp sau đây được coi là giống cây trồng được biết đến rộng rãi:

  • Giống cây trồng mà vật liệu dùng để nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống cây đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;
  • Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;
  • Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

Như vậy, để thẩm định tính khác biệt của giống cây trồng khi xem xét tiêu chuẩn bảo hộ là giống cây trồng đó đã được biết đến một cách rộng rãi hoặc đã được bảo hộ, được công bố bản mô ta chỉ tiết chi tiết giống cây trồng. Tuy nhiên, việc xác định giống cây trồng được biết đến một cách rộng rãi không bao gồm việc giống cây trồng đó đã được nộp đơn bảo hộ ở nước ngoài nhưng chưa công bố.

Thứ ba, về tính đồng nhất

Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống. “Tính trạng liên quan” được sử dụng để diễn đạt (mô tả) các tính trạng được yêu cầu bảo hộ của giống cây trồng. Nếu không có tính trạng liên quan thì giống cây trồng không được coi là có tính đồng nhất và như vậy sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Tính trạng của giống cây trồng được liệt kê trong hướng dẫn khảo nghiệm là tính trạng quan trọng đối với việc mô tả giống đó, là yếu tố để phân biệt với một giống khác và để xét nghiệm tính đồng nhất và tính ổn định. Các tính trạng mang bản chất hình thái học có nghĩa là mô tả trạng thái biểu hiện khác nhau về số lượng, chất lượng, về đặc điểm sinh học, hóa sinh học hoặc bản chất khác nhưng có khả năng nhận biết một cách chính xác, có thể mô tả được một cách tỉ mỉ, cho ra những kết quả nhất quán và có khả năng lặp lại như ban đầu.

Thứ tư, về tính ổn định

Giống cây được coi là có tính ổn định nếu như các tính trạng liên quan của giống cây đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ. Vẫn coi là giống cây trồng có tính ổn định nếu qua thời gian, giống cây trồng có thể có sự thay đổi nhất định về chất lượng dưới sự tác động của điều kiện ngoại cảnh, tuy nhiên các tính trạng liên quan của giống cây trồng vẫn giữ được theo mô tả ban đầu.

Thứ năm, giống cây trồng phải có tên phù hợp

Ngoài những điều kiện trên thì điều kiện về tên gọi của giống cây trồng cũng là một trong những điều kiện phi kỹ thuật ( có thể hiểu điều kiện về tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định là những điều kiện kỹ thuật được xác định thông qua khảo nghiệm, điều kiện về tính mới và tên gọi là những điều kiện phi kỹ thuật). Như vậy, tên gọi của giống cây trồng phải phù hợp với điều kiện do pháp luật quy định. Cụ thể, tên của giống cây trồng phải phù hợp cho giống cây trồng, tên đó phải trùng với tên đã được đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng. Sẽ coi là tên của giống cây trồng phù hợp nếu nó có khả năng dễ dàng phân biệt với tên của các giống cây khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự.

Theo quy định tại Điều 163 Luật SHTT thì tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:

  • Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó;
  • Vi phạm đạo đức xã hội;
  • Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó;
  • Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
  • Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
  • Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.

Đồng thời với quy định về tên gọi của giống cây trồng, pháp luật còn quy định nghĩa vụ sử dụng tên giống cây trồng như đã ghi trong văn bằng bảo hộ của tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống cây, ngay cả khi hết thời hạn bảo hộ. Ngoài ra, tên giống cây trồng vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại hoặc chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán và đưa ra thị trường.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web