1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Ưu, nhược điểm của quy định pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

Ngày nay, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp đã trở nên phổ biến trong xã hội. Các nhà đầu tư có thể góp vốn bằng tiền; bằng vật chất, hiện vật, đồ vật; bằng quyền; bằng tri thức, bằng hoạt động hay bằng công việc hoặc bằng bất cứ tài sản nào mà các bên trong hợp đồng thành lập công ty cùng nhau thỏa thuận không trái với các quy định pháp luật. Pháp luật nước ta cũng ghi nhận quyền sở hữu trí tuệ là một trong số các tài sản dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam có những ưu, nhược điểm sau đây:

1. Ưu điểm:

– Thứ nhất, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ đã được hình thành và dần hoàn thiện khung pháp lý cơ bản cho hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.

– Thứ hai, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ đã góp phần làm thay đổi cơ bản nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc thiết lập quyền bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Do một trong những điều kiện để các tổ chức cá nhân có thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của mình để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp là họ phải là chủ sở hữu đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Để có thể thực hiện được quyền năng này các cá nhân, tổ chức sẽ phải quan tâm đến việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

uu-nhuoc-diem-cua-quy-dinh-phap-luat-ve-gop-von-bang-quyen-huu-tri-tue

2. Nhược điểm:

– Thứ nhất, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu tính đồng bộ.

+ Hiện nay pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ được điều chỉnh chủ yếu bằng LDN và LSHTT. Theo đó, trình tự thủ tục tiến hành góp vốn thành lập doanh nghiệp sẽ tuân theo LDN trong khi đó quy định về các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp, thủ tục chuyển giao tài sản góp vốn hiện nay được tiến hành theo LSHTT.

+ Mâu thuẫn trong việc coi TSTT nào là TSCĐ vô hình để góp vốn thành lập doanh nghiệp: Trong Thông tư 203/2009/TT-BTC tại Khoản 2 Điều 4 quy định tất cả các đối tượng của quyền SHTT đều được coi là TSCĐ vô hình và từ đó là cơ sở để định giá và tính vào giá trị của doanh nghiệp. Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Thông tư 203/2009/TT-BTC đã coi “chỉ dẫn địa lý” là một loại TSCĐ vô hình của doanh nghiệp đã mâu thuẫn với quy định tại Khoản 4 Điều 121 của Luật SHTT: “chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước”. Do đó, không thể coi “chỉ dẫn địa lý” là một loại TSCĐ vô hình của doanh nghiệp được.

+ Theo quy định Khoản 1 Điều 142 LSHTT “quyền sử dụng tên thương mại không được chuyển giao” như vậy không thể góp vốn bằng quyền sử dụng “tên thương mại” được. Nhưng quy định tại Khoản 3 Điều 139 LSHTT “Quyền sở hữu tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại”. Như vậy hai quy định này đã thiếu thống nhất với nhau vì việc chuyển nhượng quyền sở hữu sẽ bao gồm cả chuyển quyền sử dụng và quyền sử dụng tên thương mại sẽ không thể trở thành tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp được. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 139 LSHHT thì chỉ được góp vốn bằng “nhãn hiệu tập thể” trong trường hợp người góp vốn chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu đó cho tổ chức, cá nhân có các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể.

– Thứ hai, pháp luật nước ta đang sử dụng thuật ngữ góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng “giá trị quyền sở hữu trí tuệ” chưa thống nhất với các quy định của pháp luật nói chung trong hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp, cũng chưa phản ánh được bản chất của hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.

– Thứ ba, hệ thống pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ chưa mang tính khả thi cao. Bất cập trong việc sử dụng phương pháp định giá TSTT: Hiện nay, việc định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp dựa trên cơ sở sự thỏa thuận nhất trí giữa các thành viên, cổ đông sáng lập tuy nhiên chưa dự liệu trường hợp các bên không thể thỏa thuận được. Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 203/2009/TT-BTC quy định về việc xác định nguyên giá TSCĐ vô hình: “Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của LSHTT là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra” (Điểm e). “Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm” (Điểm g). Và Điều 18 Thông tư 202/2011/TT-BTC quy định việc xác định giá trị “thương hiệu” là để góp phần xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp khi định giá doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa: “Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp…”.

⇒Như vậy, theo quy định của Thông tư 203/2009/TT-BTCThông tư 202/2011/TC-BTC thì việc xác định giá của TSTT là theo phương pháp định giá dựa trên chi phí quá khứ. Có thể thấy rằng, theo các quy định của pháp luật thì phương pháp để định giá TSTT ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là dựa trên phương pháp chi phí quá khứ.

+ Ưu điểm của phương pháp này là làm cho TSTT xuất hiện trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp với tư cách là một tài sản được hạch toán, do đó góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về giá trị kinh tế của TSTT. Tuy nhiên, phương pháp chi phí lại bộc lộ khá nhiều nhược điểm khiến cho phương pháp này không được áp dụng phổ biến trong thực tiễn định giá TSTT. Nhược điểm lớn nhất là chỉ sử dụng một yếu tố (yếu tố chi phí) để xác định giá trị của TSTT và hoàn toàn không xem xét tới lợi ích kinh tế tương lai mà TSTT đó có khả năng mang lại. Do đó, việc định giá TSTT chỉ dựa vào các chi phí trong quá khứ để tạo ra, phát triển TSTT là chưa thực sự đánh giá được tiềm năng kinh tế tương lai của TSTT đó.

+ Cá nhân, tổ chức chỉ có thể trở thành chủ sở hữu của những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nếu họ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với những đối tượng sở hữu trí tuệ pháp luật quy định bảo hộ dựa trên cơ chế đăng ký). Nhưng vấn đề đặt ra trong trường họp họ mới nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình thì họ có được góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ đó không? Đây chính là điểm bất cập trên thực tế, gây ra khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ của mình. Trường hợp góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng bí mật kinh doanh thì cần phải có sự cam kết rõ ràng giữa bên góp vốn, bên nhận vốn và với bên thứ ba (tổ chức định giá) để đảm bảo được tính “bí mật” của đối tượng sở hữu công nghiệp này trước, trong và sau khi chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vào doanh nghiệp.

– Thứ tư, hệ thống pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp còn thiếu vắng những quy định về hướng dẫn chi tiết những hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ, chứng từ và việc hoạch toán quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và các chế tài xử lý trong trường hợp doanh nghiệp hoạch toán chi phí cao hơn nhiều lần giá trị tài sản trí tuệ dùng để góp vốn.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web