1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Thư thông báo, cảnh báo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Kính gửi:       Quý Công ty, cá nhân

(V/v: Thư thông báo, cảnh báo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam)

Hãng văn phòng Luật sư NewVision gửi lời chào trân trọng tới quý công ty. Qua trao đổi với đại diện bên phía quý vị, chúng tôi được biết quý vị đã tiến hành nhập khẩu mặt hàng nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai vào thị trường Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, đối với việc kinh doanh mặt hàng này cần phải đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố chất lượng sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo ghi nhãn hàng hóa theo đúng quy định pháp luật, không xâm phạm các quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế..) đã được bảo hộ tại Việt Nam bởi các cá nhân, doanh nghiệp khác đã đăng ký bảo hộ độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam.

Những nét chính được trình bày dưới đây liệt kê ra một số điểm quan trọng liên quan đến xâm phạm sở hữu trí tuệ (“SHTT”) mà doanh nghiệp cần phải xem xét trong khi chuẩn bị kế hoạch kinh doanh của mình trên lãnh thổ Việt Nam. Tầm quan trọng của các điểm khác nhau sẽ phụ thuộc vào các trường hợp và hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

 I. Thế nào được coi là hành vi xâm phạm quyền SHTT ?

Trước hết, cần tìm hiểu thế nào được coi là hành vi xâm phạm quyền SHTT. Việc người thứ ba sử dụng các sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp … đang trong thời hạn bảo hộ và trong lãnh thổ bảo hộ mà không được phép của người nắm giữ quyền nhằm mục đích kinh doanh và không thuộc các trường hợp loại trừ, thì bì coi là xâm phạm quyền SHTT. Người thứ ba, được hiểu là bất cứ ai ngoài người nắm giữ quyền SHTT ra, kể cả tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài. Việc sử dụng các đối tượng trên đây bất chấp là cố ý hay vô ý nhằm mục đích kinh doanh (kiếm lời) mà không có sự cho phép của người chủ sở hữu hay người được chủ sở hữu ủy quyền sử dụng đối tượng thông qua hợp đồng li xăng. Hơn nữa các sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đó phải đang được bảo hộ và trong lãnh thổ bảo hộ. Tức là, các sáng chế nhãn hiệu kiểu dáng công nghiệp được Nhà nước (cục SHTT) cấp văn bằng bảo hộ và không bị chấm dứt hiệu lực văn bằng trước thời hạn hay bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Trên thực tế, việc xác định các hành vi xâm phạm quyền SHTT phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể. Nếu là sáng chế, phải xác định xem sản phẩm, bộ phận sản phẩm hay quy trình có trùng hoặc tương đương với sản phẩm bộ phận sản phẩm quy trình được cấp bằng độc quyền sáng chế không. Hoặc là, sản phẩm, bộ phận sản phẩm có được sản xuất theo quy trình được cấp bằng độc quyền sáng chế không. Đối với kiểu dáng công nghiệp cũng tương tự như vậy, đó là xem cả bộ sản phẩm hoặc từng phần sản phẩm có khác biệt đáng kể với kiểu dáng được cấp bằng không.

Riêng đối với nhãn hiệu (thương hiệu) chúng ta phải đánh giá yếu tố xâm phạm ở cả hai khía cạnh, đó là dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu và cả hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Trước hết, chúng ta phải xác định dấu hiệu vi phạm ở mức độ giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ ở các khía cạnh như về cấu tạo của nhãn hiệu, cách trình bày (cả màu sắc), cách phát âm phiên âm, chữ và ý nghĩa của chữ đó (nếu nhãn hiệu là chữ khác tiếng Vệt). Có nghĩa là, chúng ta phải đánh giá trên tất cả các yếu tố đó nếu chỉ cần có một yếu tố giống hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ thì hoàn toàn có kết luận dấu hiệu đó đã vi phạm. Thứ hai, dấu hiệu giống hoặc tương tự đó phải gắn lên hàng hóa/dịch vụ giống nhau hoặc tương tự về bản chất, hoặc có liên hệ về chức năng công dụng và cùng kênh tiêu thụ. Như vậy, một nhãn hiệu bị kết luận là xâm phạm nhãn hiệu của người khác có thể thuộc một trong hai hình thức sau đây:

– Hình thức thứ nhất là xâm phạm dưới hình thức giống hệt tức là dấu hiệu hoàn toàn trùng nhau gắn lên hàng hóa/dịch vụ giống nhau (giống y trang).

– Hình thức thứ hai là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ, nếu dấu hiệu tương tự nhau gắn lên hàng hóa/dịch vụ giống nhau hoặc dấu hiệu giống hệt nhau nhưng gắn lên hàng hóa/dịch vụ có liên quan đến nhau. Thậm chí còn tinh vi hơn khi mà dấu hiệu tương tự nhau cùng gắn lên hàng hóa/dịch vụ có liên quan đến nhau. Trong thực tế, hầu hết các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu chủ yếu dưới hình thức tương tự gây nhầm lẫn, vì vậy không dễ gì xác định được ngay đó là hành vi xâm phạm để tiến hành xử lý hoặc khởi kiện.

Trong trường hợp doanh nghiệp của quý vị kinh doanh nhập khẩu nước uống đóng chai, thì có thể xảy ra các trường hợp:

-Nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký bảo hộ độc quyền tại nước xuất xứ hàng hóa, tuy nhiên nhãn hiệu này chưa đăng ký bảo hộ tại Việt Nam hoặc hiện đã có 1 cá nhân/tổ chức của Việt Nam đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT Việt Nam. Khi đó doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có mang nhãn hiệu này sẽ xâm phạm nhãn hiệu đã được đăng ký trước tại Việt Nam (trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn);

– Kiểu dáng công nghiệp (kiểu dáng chai đựng nước): kiểu dáng có thể được cấp bằng độc quyền tại quốc gia xuất xứ hàng hóa; Tuy nhiên không đồng nghĩa với việc văn bằng này có hiệu lực trên lãnh thổ của Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn việc đăng ký sớm và cần kiểm tra xem kiểu dáng này ở Việt Nam đã có bên nào đăng ký bảo hộ hay chưa. Việc tra cứu này doanh nghiệp nên nhờ đến các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp để được tư vấn và tra cứu chính xác.

Ví dụ như:

Cách đây không lâu, Công ty Cổ phần Vincom đã khởi kiện dân sự Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon vì hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, tên thương mại.

Nay, Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức có kết luận về vụ việc, đồng thời ban hành Quyết định số 69/QĐ-TTra, xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp đối với Vincon.

toa nha vincom

II. Mức & hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT

Được quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là: 250.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là: 500.000.000 đồng.

III. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp của Hãng Văn phòng Luật NewVision

Tài sản trí tuệ ngày càng có giá trị, càng có nhiều khả năng người khác muốn sử dụng chúng nếu có thể được mà không phải trả tiền sử dụng. Doanh nghiệp đã có chiến lược ngăn chặn điều này chưa? Mặc dù đã nỗ lực nhưng người khác vẫn giả mạo, sao chép và xâm phạm các quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mà không được sự cho phép, doanh nghiệp sẽ làm gì? Lựa chọn của bạn thế nào? Bạn sẽ tính toán chi phí và những lợi ích của các phương án như thế nào? Hay đơn giản là lao đến Tòa án?

Với tư cách là một đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động tư vấn, đại diện về sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, chỉ dẫn địa lý..), Hãng Văn phòng Luật sư NewVision cam kết mang đến cho Quý vị các dịch vụ đại diện về sở hữu công nghiệp; bao gồm:

3.1 Dịch vụ tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/ giải pháp hữu ích

3.2 NewVision tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan khác như:

– Tư vấn, tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế… phù hợp theo quy định của Pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành;

–  Xác định cụ thể, chi tiết các quyền năng của chủ sở hữu quyền SHTT chống các hành vi xâm phạm quyền của các chủ thể khác;

–  Tư vấn các thủ tục xác lập quyền độc quyền của chủ sở hữu trong trường hợp đối tượng sở hữu đáp ứng các điều kiện bảo hộ của pháp luật;

–  Theo sự uỷ quyền của khách hàng thực hiện chức năng đại sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao, chuyển nhượng quyền SHTT;

–  Tư vấn & xây dựng nội dung Công văn trả lời các ý kiến phản hồi của Cục Sở hữu trí tuệ về khả năng bảo hộ của đối tượng SHTT;

–  Khiếu nại các quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ của Cơ quan Cục SHTT.

3.3 Hoàn thiện hồ sơ và tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ quyền SHTT

– Hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu;

– Đại diện nộp hồ sơ Đăng ký bảo hộ thương hiệu;

– Đại diện theo dõi quy trình xử lý và ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ;

– Nhận kết quả tại Cục Sở hữu trí tuệ;

– Thay mặt khách hàng khiếu kiện Quyết định của Cục sở hữu trí tuệ;

– Gia hạn Văn bằng bảo hộ;

– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp… trong quá trình sản xuất kinh doanh của quý doanh nghiệp.

3.4 Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ

– Thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm đối với sản phẩm/dịch vụ xâm phạm độc quyền SHTT tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

– Tư vấn và yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;

–  Khiếu nại và phối kết hợp với các cơ quan Nhà nước chức năng xử lý vi phạm liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến Nhãn hiệu hàng hóa.

 

Trân trọng!

HÃNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NEWVISION

Phòng Sở hữu trí tuệ

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web