1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Thay đổi nhãn hàng hóa có cần phải xin phép

Công ty A đang sản xuất một sản phẩm đũa gỗ trong nước nhưng sắp tới muốn thay đổi nhãn hàng hóa: Thay đổi bố cục (cách sắp xếp các nội dụng trên nhãn) và thay đổi hình ảnh trên nhãn. Như vậy thì có phải xin phép hay không, nếu có thì thủ tục như thế nào ?

Luật sư tư vấn :

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP :

“Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa”.

Nhãn hàng hóa thường cung cấp các thông tin cần thiết về sản phẩm cho người tiêu dùng, mô tả tính chất, chất lượng, khối lượng , thời hạn sử dụng, nhà sản xuất, cách thức bảo quản, sử dụng…Cũng theo nghị định này, các hàng hóa thuộc diện phải ghi nhãn hàng hóa phải thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa. “Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát” (Khoản 2, Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

chi-dan-dia-ly

Căn cứ Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý”. Như vậy, nhãn hàng hóa không là đối tượng thuộc lĩnh vực điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ. Nhãn hàng hóa không được bảo hộ và không phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Vì vậy, việc thay đổi nhãn hàng hóa (thay đổi hình ảnh và bố cục) không cần phải đăng ký. Nên khi Công ty A thay đổi nhãn hàng hóa không cần phải xin phép và thông qua bất kỳ thủ tục nào.

Xem thêm: Cách đăng ký thương hiệu

Tuy nhiên, Việc thay đổi nhãn hàng hóa sẽ dẫn đến hình thành một nhãn hàng hóa mới. “Hàng hoá sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hoá”. Nhãn hàng hóa mới phải đáp ứng các tiêu chí và hình thức cũng như nội dung và được công bố theo quy định của pháp luật. Công ty A muốn thay đổi cách sắp xếp các nội dụng trên nhãn và thay đổi hình ảnh trên nhãn cũng cần phải tuân thủ các quy định về nội dung và hình ảnh theo quy định của pháp luật, cụ thể là tại Điều 10, Điều 18,Điều 6 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau :

Khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có quy định các nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa sau:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa;

d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Điều 18 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có quy định các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hóa:

  1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được thể hiện mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và những nội dung khác (nếu có). Những nội dung thể hiện thêm không được trái với pháp luật và phải bảo đảm trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc trên nhãn.
  2. Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Điều 6 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa:

“Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.”

Sự đa dạng, phong phú của hàng hoá mà khiến cho không ít người tiêu dùng lúng túng trong việc chọn mua hàng hoá. Chính vì vậy, một kênh thông tin rất quan trọng mà người tiêu dùng đôi khi chú ý trong quá trình lựa chọn mua hàng, đó chính là nhãn hàng hoá. Để giúp doanh nghiệp đáp ứng được các nguồn thông tin hấp dẫn cho người tiêu dùng và đúng quy định của pháp luật trên đây là môt số tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc thay đổi nhãn hàng hóa và cách thức thể hiện nhãn hàng hóa.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web