1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

“ Tệp đính kèm” của thương hiệu, nhãn hiệu

Chắc hẳn chúng ta không lạ lẫm gì với các biểu tượng  ™, SM , ® và © đi kèm với tên sản phẩm, thương hiệu hay bao bì, nhưng đôi lúc không hiểu các biểu tượng đó có nghĩa là gì, cách sử dụng như thế nào, và dùng sai có bị phạt không?

Đây là các ký hiệu liên quan đến sự bảo hộ của đối tượng sở hữu trí tuệ, mà thuật ngữ ngành luật gọi là “tình trạng pháp lý” của đối tượng đó. Ở Việt Nam thì Luật sở hữu trí tuệ không quy định lúc nào thì được sử dụng các ký tự này. Nhưng đặc thù “tính quốc tế” của sở hữu trí tuệ nên Việt Nam vẫn áp dụng các thông lệ quốc tế về lý giải ghi chú tình trạng pháp lý của đối tượng, theo đó:

 

Trademark (Nhãn hiệu sản phẩm ) – ™ , Service Mark (Nhãn hiệu dịch vụ) – SM

 

Ký hiệu ™ là hai chữ cái viết tắt từ từ tiếng Anh của Trademark, nghĩa là nhãn hiệu. Dấu hiệu này được cộng đồng quốc tế quy ước chung nhằm chỉ ra dấu hiệu mà nó đi kèm là nhãn hiệu. Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với một công ty khác. Khi sử dụng chỉ dẫn này trong quảng cáo và thương mại, ý nghĩa của nó khẳng định có sự hiện diện của một nhãn hiệu và nhãn hiệu này đã thuộc về một chủ sở hữu nhất định. Ở một số quốc gia, người ta còn sử dụng cả SM với ý nghĩa giống như TM  (Service Mark, nghĩa là dấu hiệu dịch vụ) cho các sản phẩm dịch vụ. Dùng TM khi nhãn hiệu đó chưa được hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu. Và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm; Chính vì TM là nhãn hiệu chưa được bảo hộ nên nếu nhãn hiệu đã được bảo hộ thì không nên gắn vào tránh nhầm lẫn.

 

Registered (Đã đăng ký bảo hộ) – ®

 

Ký hiệu ,chỉ dẫn ® là chữ cái đầu của từ tiếng Anh Registered có nghĩa tiếng Việt là đã được đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước. Dấu hiệu này được quốc tế quy ước chung nhằm chỉ ra rằng dấu hiệu mà nó đi kèm là nhăn hiệu, thương hiệu đã đăng ký và đã cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia, như ở Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ. Registered ® chỉ được đặt cạnh một ký hiệu (có thể bao gồm tên, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc,…) đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ :  Logo nhãn hiệu NIKE có chữ ® nhỏ phía trên. Chính vì vậy,nếu chưa được bảo hộ mà dùng ký tự này là sai.

phát minh và sáng chế

Vì vậy, thương hiệu đã được đăng ký thì sử dụng ký hiệu này để cho người tiêu dùng biết là thương hiệu đó đã được pháp luật bảo hộ nhằm khẳng định với đối tác, khách hàng và bất kỳ bên thứ ba nào về tính hợp pháp của nhăn hiệu, thương hiệu, tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng về chất lượng và sự nổi tiếng của sản phẩm. Vì vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu, thương hiệu có thể căn cứ vào tình trạng pháp lý của nhãn hiệu, thương hiệu để cân nhắc sử dụng trong thực tế.

 

Copyrighted (bản quyền) – ©

 

Ký hiệu © là Copyrighted, nghĩa là bản quyền, đây là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó,để tuyên bố đối tượng đó đã được bảo hộ độc quyền, nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu. Cơ quan quản lý sẽ bảo hộ tất cả các quyền lợi hợp pháp này.

Theo nghĩa đen, Copyrighted nghĩa là “quyền được sao chép y nguyên” (right to copy) không bỏ sót chi tiết nào đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó. Còn theo nghĩa rộng hơn thì Copyrighted không chỉ bao hàm các sản phẩm vật chất, nó có thể bao gồm các sản phẩm vô hình, các tác quyền nghệ thuật, chương trình truyền hình, kiểu dáng công nghiệp… và một số hình thức biểu hiện khác. Đại thể nó giống như một quyền lợi cho phép người có quyền này sao chép, phát hành và sử dụng một sản phẩm trí tuệ nguyên bản.

Khác với Trademark và Registered chỉ sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, Copyright áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ý tưởng/thông tin…

Ngoài ra, theo Wikipedia, còn có Copyleft (còn gọi là bản quyền bên trái) là một cách chơi chữ đúp từ chữ copyright trong tiếng Anh có nghĩa là bản quyền, trong đó chữ trái phản nghĩa với nghĩa “bên phải” của từ phải trong khi nghĩa trong copyright phải là “quyền lợi”; đồng thời copyleft còn có thể hiểu là copy left (nghĩa là bản sao cho dùng, bản sao được phép dùng). Copyleft mô tả cách sử dụng luật bản quyền để loại bỏ tất cả các hạn chế về phân phối bản sao và các phiên bản tác phẩm đã được chỉnh sửa cho mọi người và yêu cầu phải bảo lưu quyền tự do như vậy trong các phiên bản chỉnh sửa.

Nếu sử dụng sai biểu tượng có bị phạt gì không ?

Mặc dù Luật Việt Nam không quy định nó là gì, được sử dụng ra sao, nhưng lại quy định sử dụng sai sẽ bị phạt như thế nào ? Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định về vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

b) Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

c) Chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này;

c) Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

Cũng tại Khoản 1 Điều 7 thông tư 11/2015/TT-BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về hành vi chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được hiểu là : “ việc sử dụng thông tin chỉ dẫn gây hiểu sai lệch rằng đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam mặc dù không được hoặc chưa được bảo hộ, kể cả trường hợp đối tượng đó tuy đã nộp đơn đăng ký nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ đã bị huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực hoặc hết thời hạn bảo hộ, ví dụ:

a) In trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ như: “nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền”, “nhãn hiệu đã được bảo hộ”, “nhãn hiệu thuộc độc quyền của…”, kể cả việc sử dụng ký hiệu chữ ® (chỉ dẫn về việc nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);

b) In trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì sản phẩm, hàng hóa chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp như: “sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp”, “sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ độc quyền sáng chế”, “sản phẩm được sản xuất từ quy trình được bảo hộ sáng chế của…”, kể cả việc sử dụng ký hiệu chữ “P” hoặc “Patent” cùng các chữ số (chỉ dẫn về việc sản phẩm được cấp Patent – Bằng độc quyền sáng chế).”

Như vây ở điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được hiểu là chế tài cho việc sử dụng sai các ký hiệu này .Cụ thể sẽ bị phạt hành chính bằng tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như trên.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web