1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Sự khác nhau giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu

Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn cho các doanh nghiệp và người sử dụng. Mặc dù giống nhau trên nhiều phương diện nhưng đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, mang hai ý nghĩa khác nhau trong kinh doanh.

Điểm giống nhau:

Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu đều là các chỉ dẫn thương mại cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa. Có thể sử bởi nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

Ngoài ra, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu đều tuân theo những quy định chung về nguồn gốc xuất xứ, nguyên vật liệu, phương thức, cách thức sản xuất, …

Điểm khác nhau:

Thứ nhất, về khái niệm:

  • Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), nhãn hiệu được định nghĩa“ nhãn hiệu là dấu hiệu dung để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau”.
  • Còn đối với chỉ dẫn địa lý, tại khoản 22 Điều 4 được quy định “ là dấu hiệu dung để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.

Thứ hai, về điều kiện bảo hộ.

  • Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ được quy định tại Điều 72, 73 và Điều 74 Luật SHTT, theo đó điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh… và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác. Nhãn hiệu được bảo hộ khỏi việc chiếm đoạt trái phép theo đơn yêu cầu của chủ sở hữu đã đăng ký của nhãn hiệu đó.
  • Còn điều kiện để được bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý được quy định ở Điều 79, 80 và Điều 81 Luật SHTT là dấu hiệu về danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù. Chỉ dẫn địa lý được giám sát và bảo hộ bởi các hiệp hội của các nhà sản xuất ở khu vực có liên quan

Thứ ba, về chủ sở hữu.

  • Chủ sở hữu của nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân.
  • Còn chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý là Nhà nước, Nhà nước trao quyền ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cho các hiệp hội.

Thứ tư, về thời hạn.

  • Đối với nhãn hiệu, thời hạn là là 10 năm và được gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm (theo khoản 6 Điều 93 Luật SHTT).
  • Còn của chỉ dẫn địa lý là không xác định thời hạn, được sử dụng đến khi không còn đáp ứng đưuọc các điều kiện bảo hộ.

Thứ năm, về chức năng.

  • Nhãn hiệu nhằm mục đích phân biệt những hàng hóa, dịch vụ.
  • Chỉ dẫn địa lý thì để chỉ ra những nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Thứ sáu, về chuyển giao

  • Đối với nhãn hiệu, có thể chuyển nhượng và chuyển giao sử dụng.
  • Đối với chỉ dẫn địa lý thì không được chuyển giao.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web