1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Quyền của chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu nói lên xuất xứ hàng hóa của sản phẩm, sự đảm bảo chất lượng của sản phẩm, cả người mua lẫn người bán đều cần việc “dán nhãn” của một sản phẩm nào đó. Hàng năm, mỗi doanh nghiệp đều phải đối  mặt với những hành vi ăn căp nhãn hiệu của cá cá nhân, tổ chức khác nhau, đó có thể là việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhưng lại sử dũng nhãn hiệu của doanh nghiệp mình.

 

Do vậy đặt ra vấn đề về bảo vệ nhãn hiệu là vô cùng cần thiết, giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng mà mình mong muốn, giúp doanh nghiệp giữ được uy tín và chất lượng cho sản phẩm của mình.

quyen cua chu so huu dang ky nhanh hieu

Quyền của chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu

 

Pháp luật sở hữu trí tuệ đã quy định đầy đủ về vấn đề bảo vệ nhãn hiệu, trao cho chủ sở hữu nhãn hiệu được áp dụng các biện pháp để bảo vệ nhãn hiệu cảu mình. Các biện pháp để bảo vệ nhãn hiệu bao gồm:

  • Sử dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt moi hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Để có thể bảo vệ được nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu cần phải cung cấp thông tin, chứng cứ về hành vi xâm phạm cho các cơ quan bảo vệ pháp luật khi thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm.

 

Nhãn hiệu là đối tượng quen thuộc và dễ tiếp cận với người tiêu dùng. Chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải đăng ký nhãn hiệu để có thể sử dụng, tuy nhiên việc đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu nhãn hiệu có những quyền năng nhất định mà nếu khong đăng ký thì không có được. Khi được chấp nhận đăng ký, nhãn hiệu sẽ được ghi nhận và đăng bạ vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, và người nộp đơn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu.

 

Người nộp đơn là chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có quyền sau:

– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu:

+ Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên các hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong các hoạt động kinh doanh;

+ Lưu thông, chào bán và quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;

+ Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

– Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu: chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cấm những người khác sử dụng nhãn hiệu mà mình đã đăng ký, khi phát hiện người khác sử dụng nhãn hiệu đó mà chưa được sự cho phép của mình thì chủ sở hữu có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ hoặc các biện pháp khác pháp luật quy định để yêu cầu người khác dừng việc sử dụng nhãn hiệu đó, hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi sử dụng nhãn hiệu của mình

– Định đoạt nhãn hiệu: chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyển giao quyền sử dụng cũng như chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác.

 

 

 

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web