1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Quy định về tài sản trong quyền tác giả

Cô giáo Bùi Thị Thảo là giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh . Trong quá trình giảng dậy, cô Bùi Thị Thảo đã đưa cuốn sách Giáo trình tiếng Anh của Trường Đại học Ngoại Ngữ cho bạn lớp trưởng Nguyễn Thủy Chinh cho phép Nguyễn Thủy Chinh đi phô-tô và phát cho mỗi sinh viên trong lớp một quyển sách Phô-tô. Hỏi: Cô giáo Bùi Thị Thảo có được quyền cho phép Nguyễn Thủy Chinh phô-tô giáo trình tiếng Anh để phát cho các bạn sinh viên trong lớp, hành vi này vi phạm quyền gì trong quyền tác giả? Biết rằng, cô Thảo là giáo viên viết phần I của cuốn giáo trình.

banquyentg

Ý kiến của Luật sư:

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ : “Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử”. “Phân phối tác phẩm là việc bán, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng bản gốc hoặc bản sao tác phẩm bằng bất kì hình thức phương tiện kĩ thuật nào mà qua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm”. Như vậy, hành vi “đi phô-tô và phát cho mỗi sinh viên trong lớp một quyển sách Phô-tô” là hành vi sao chép tác phẩm và phân phối tác phẩm.

Theo quy định tại điều 20 Luật sở hữu trí tuệ:

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.”  

Như vậy, “sao chép tác phẩm” và “ phân phối bản sao tác phẩm” là một trong những quyền thuộc quyền tài sản của quyền tác giả, do tác giả, chủ sở hữu độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện.

Theo tình huống trên, “Giáo trình tiếng Anh của Trường Đại học Ngoại Ngữ” nên trường Đại học Ngoại Ngữ là chủ sở hữu tác phẩm, “cô Thảo là giáo viên viết phần I của cuốn giáo trình” nên cô Thảo là một trong số những đồng tác giả của cuốn giáo trình.  Như vậy, cô Thảo và Trường Đại học Ngoại Ngữ là tổ chức, cá nhân được quyền “sao chép tác phẩm” và “ phân phối bản sao tác phẩm”

Tuy nhiên, theo Khoản 4, 6 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.”; “Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này” là những hành vi xâm phạm quyền tác giả. Nên cô giáo Bùi Thị Thảo muốn cho phép Nguyễn Thủy Chinh phô-tô giáo trình tiếng Anh để phát cho các bạn sinh viên trong lớp thì phải xin phép các đồng tác giả khác và chủ sở hữu là trường Đại học Ngoại Ngữ.

Từ đó, Cô giáo Bùi Thị Thảo không được quyền cho phép Nguyễn Thủy Chinh phô-tô giáo trình tiếng Anh để phát cho các bạn sinh viên trong lớp, hành vi này vi phạm quyền tài sản trong quyền tác giả.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web