Quy định về sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký
Khoản 2 Điều 136 Luật sở hữu trí tuệ có quy định về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, theo đó : “ Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên, khi có một bên thứ ba yêu cầu chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà chủ sở hữu không đưa ra được lý do chính đáng thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực, trừ trường hợp việc sử dụng nó đã được bắt đầu hoặc được bắt đầu lại trong vòng ba tháng kể từ ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.” Vậy căn cứ nào để biết chủ sở hữu nhãn hiệu có sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký hay không?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 124 của Luật sở hữu trí tuệ, sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:
– Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
– Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
– Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ
Tất nhiên, ý nghĩa chính xác của việc “sử dụng nhãn hiệu trong thương mại hoặc kinh doanh” là khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ, ở một số nước, việc quảng cáo về sản phẩm mang nhãn hiệu cũng có thể được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu.
Cũng theo Luật sở hữu trí tuệ tại Điều 123, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền tự mình sử dụng hay cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu, có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu và có quyền định đoạt nhãn hiệu. Trong việc ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi vừa nêu, chủ sở hữu nhãn hiệu không có quyền cấm người khác lưu thông, nhập khẩu các sản phẩm mang nhãn do chính chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép đã đưa ra thị trường một cách hợp pháp, kể cả ra thị trường nước ngoài.
Như vậy, nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm nhưng quyền đối với nhãn hiệu không phải lúc nào cũng được duy trì đối với chủ sở hữu mà nhãn hiệu phải được sử dụng thường xuyên làm nhãn hiệu, và sử dụng một cách chính xác như đã được đăng ký thì quyền nhãn hiệu mới được duy trì. Do vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch khai thác nhãn hiệu phù hợp để tránh bị hủy bỏ văn bằng bảo hộ.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ 1900 8698 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và kịp thời
>>Mời bạn đọc xem thêm: Sử dụng nhãn hiệu chưa đăng ký
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!