1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Quốc ca đã được … “cấp phép”

Ngày 17/5/2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) đã ra văn bản 278/GP – NTBD đã cấp phép cho 324 bài hát cách mạng vốn đã được phổ nhạc nhiều năm về trước, trong đó có ca khúc “Tiến quân ca” (Quốc ca) của cố nhạc sỹ Văn Cao. Điều đó đã làm cho dư luận trong nước được một phen “ngã ngửa” và bắt đầu “mỏ xẻ” về Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Quốc ca là một ca khúc khơi gợi và tán dương lịch sử, truyền thống và đấu tranh của  của nhân dân quốc gia đó, được chính phủ của đất nước đó công nhận là bài hát chính thức của quốc gia, hoặc được nhân dân sử dụng nhiều thành thông lệ.

tien-quan-ca

Suốt 72 năm qua, trên một thiết thông tin đại chúng, trên mọi diễn đàn, mọi mặt trận văn hóa tư tưởng, khi quốc kỳ của quốc gia được dương cao cũng là lúc triệu trái tim thổn thức và ca vang “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc…”, từng lời hát, từng nhịp điệu của “Tiến quân ca” đã ngấm vào máu, vào linh hồn của dân tộc đến hôm nay, thông qua Cục nghệ thuật biểu diễn, chúng ta mới vỡ lẽ là bao lâu nay chúng ta vi phạm vào nghị định 79/2012 và thật may mắn là bây giờ Quốc ca của dân tộc đã được cục nghệ thuật …cấp phép. Do đó, kể từ nay, mỗi người khi xa quê hay đang cống hiến cho đất nước cất lên lời bài hát có thể yên tâm là mình không vi phạm pháp luật.

Ngày 21/5, Cục NTBD cũng đã gửi thông tin chính thức tới các cơ quan thông tấn báo chí nhấn mạnh về việc bổ sung hơn 300 ca khúc vào “Danh mục phổ biến các bài hát sáng tác trước năm 1975” là “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo bộ VH, TT&DL trong việc rà soát, cập nhập, bổ sung vào danh mục các bài hát sáng tác trước năm 1975, nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng”

Lý giải này đã khiến chúng ta không khỏi bật cười. Theo Bộ Văn hóa, những bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tiễn, nếu không có nội dung ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác.

Sáng 23/5, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã ký công văn gửi Cục NTBD. Công văn nêu rõ: Vừa qua, việc thực hiện rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục các ca khúc đã phổ biến rộng rãi trên trang thông tin điện tử cucnghethuatbieudien.gov.vn gây hiểu nhầm trong dư luận là cấp phép phổ biến cho các ca khúc cách mạng.

Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc ca nước CHXHCN Việt Nam là bài “Tiến quân ca” của cố nhạc sỹ Văn Cao. Vậy đơn vị nào cho phép Cục NTBD cấp phép cho Quốc ca? Việc lập danh sách các ca khúc phổ biến cũng không cần thiết bởi khi các ca khúc đã đi vào đời sống nhân dân thì nó đã được nhân dân “phổ biến” và “cấp phép” rồi, không cần đến Cục NTBD phải ra thông báo và cấp phép cho những tác phẩm “sống mãi với thời gian” như vậy. Nếu Cục NTBD còn nhiều thời gian hoàn có thể nghĩ ra các biện pháp giúp cho nghệ thuật nước nhà vươn tầm ra thế giới chứ đừng “thừa giấy vẽ voi”.

Việc sử dụng câu từ trong việc này khiến dư luận không khỏi bức xúc cho rằng Cục NTBD cấp phép cho Quốc ca, dư luận trước việc này chỉ là “giọt nước tràn ly”, họ bức xúc không phải vì ca khúc hồn cốt của dân tộc được cấp phép mà vấn đề ở đây là lòng dân đã “mệt mỏi” với tâm lý cái gì cũng muốn quản lý của các cơ quan công quyền. Tâm lý muốn làm gì cũng phải được “cho phép”.

Nó giống như một họa sĩ đứng trước một di sản văn hóa đẹp quá mà dựng giá vẽ để vẽ cũng sẽ bị yêu cầu là được “cho phép” chưa? Xây nhà tình nghĩa cho một gia đình khó khăn đã “xin phép” chính quyền chưa? Và một hình ảnh dễ hiểu hơn cả là mẹ ru con bé bỏng bằng một bài ca dao cổ xưa hay một làn điệu chèo thì mỗi lần cất lời ru đều phải… xin phép.

Theo enternews.vn

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web