1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại

Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức.

►Nhãn hiệu theo quy định tại  Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (LSHTT) là “dấu hiệu” dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

►Tên thương mại theo quy định của LSHTT lại là “tên gọi” của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh trong cùng khu vực và lĩnh vực kinh doanh.

Như vậy, theo hai định nghĩa trên, có thể thấy khác biệt cơ bản của nhãn hiệu và tên thương mại là hình thức thể hiện. Trong khi nhãn hiệu thể hiện ra bên ngoài bằng “dấu hiệu” thì tên thương mại lại thể hiện bằng “tên gọi”.

Tuy vậy, vì “dấu hiệu” của nhãn hiệu có thể là chữ cái, từ ngữ nên có thể bị nhầm lẫn với “tên gọi” của tên thương mại. Cụ thể, Tên thương mại phải bao gồm các từ ngữ, chữ số phát âm được và một doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại (có thể có tên đối nội và đối ngoại).

ad1

Trong khi đó, Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Vì vậy, Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc có thể kinh doanh nhiều dịch vụ, như thế một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa.

Cũng theo quy định của LSHTT, nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì điều kiện tiên quyết là phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền; Trong khi đó, tên thương mại nếu có đủ điều kiện bảo hộ theo luật định là “có khả năng phân biệt” được chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng khu vực và lĩnh vực kinh doanh thì mặc nhiên được bảo hộ mà không cần phải đăng ký.

Phạm vi bảo hộ của tên thương mại là trong một địa bàn (hoặc trên một lĩnh vực) không khống chế thời hạn trong khi đối với Nhãn hiệu là trên toàn quốc và thời hạn bảo hộ là 10 năm.

Câu hỏi đặt ra là, doanh nghiệp có thể lấy Tên thương mại đặt tên cho Nhãn hiệu hàng hóa không? Vâng, có thể, trong rất nhiều trường hợp doanh nghiệp lấy thành phần phân biệt trong tên thương mại để làm nhãn hiệu hàng hóa, nhưng có điều bất cập đó là Tên thương mại thường dài, nhiều yếu tố của tên thương mại không có tính phân biệt cao nên các doanh nghiệp thường lấy thành phần phân biệt của tên thương mại để làm Nhãn hiệu hàng hóa.

Nhãn hiệu và tên thương mại nói chung đều là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, hay nói rộng hơn là quyền sở hữu trí tuệ. Sở hữu những đối tượng này tức là nắm trong tay quyền về sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, đối với mỗi đối tượng khác nhau, cách thể hiện quyền cũng khác nhau, do đó cần thiết phân biệt hai đối tượng này để việc xác lập và sử dụng quyền được hiệu quả nhất.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web