1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Nhượng quyền thương mại và Hợp đồng nhượng quyền thương mại

1. Nhượng quyền thương mại

Khái quát về nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Hiện nay, các thương nhân nước ngoài ngày càng có điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Ngày càng nhiều những doanh nghiệp nhận quyền thương mại và tương tự xuất hiện như Phở 24, KFC, Lotteria, Bánh Kinh Đô, Cà phê Trung Nguyên,…

Một số vấn đề cần lưu ý:

Tại Việt Nam, việc duy trì và phát triển các quan hệ mang tính chuyên nghiệp và hữu hảo trong kinh doanh thường được xem trọng hơn so với quan hệ pháp lý. Do đó, trước khi đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại, yếu tố cần thiết là bên nhượng quyền lựa chọn được bên nhận nhượng quyền phù hợp. Bên nhận quyền được chọn cần có đủ khả năng về vốn đầu tư, có uy tín và am hiểu thị trường nội địa, thực tâm kinh doanh hệ thống nhượng quyền và có thể bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ của hệ thống kinh doanh. Tiêu chí sau cùng là rất quan trọng bởi vì rủi ro chủ yếu của một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường Việt Nam là chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ yếu.Hơn thế nữa, với bên nhận quyền đáng tin cậy, rủi ro bị tiết lộ bí mật kinh doanh liên quan đến hệ thống kinh doanh nhượng quyền sẽ được hạn chế.

Một điều quan trọng nữa là các bên nên đưa vào hợp đồng nhượng quyền thương mại các quy định về nhượng quyền của Nghị Định và của thông tư sắp ban hành, cụ thể là các yêu cầu về tiết lộ thông tin. Các bên cũng nên xác định một cách rõ ràng các quyền liên quan đến phạm vi kinh doanh của bên nhận quyền và các yêu cầu về địa điểm hoạt động của hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Các bên nên xem xét đến quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai, và hãy luôn biết rằng cơ chế thi hành án thông qua hệ thống tòa án ở Việt Nam đôi khi rất kém. Các bên nên quy định trong hợp đồng nhượng quyền thương mại về nghĩa vụ giải quyết tranh chấp phát sinh trước hết phải thông qua thương lượng, hòa giải, sau đó mới xem xét đến phương thức tốn kém hơn là trọng tài.

Các bên nên sáng suốt tham vấn ý kiến của các nhà tư vấn pháp lý và tư vấn kinh doanh về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Việc sử dụng các nhà tư vấn về thị trường cũng là một chọn lựa khôn ngoan bởi các hệ thống kinh doanh nhượng quyền thường thất bại do các hàng hóa và dịch vụ được cung cấp một cách không thích hợp vào thị trường tiêu dùng nội địa. Các nhà tư vấn này cũng có thể hỗ trợ các nhà nhượng quyền nước ngoài tìm được một đối tác phù hợp để mở rộng hoạt động nhượng quyền thương mại của họ tại Việt Nam.

Chủ thể thực hiện:

Đối với Bên nhượng quyền: thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

– Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.

– Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định của pháp luật

Đối với Bên nhận quyền: thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

2.      Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hình thức của hợp đồng:

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.

– Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.

– Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong các trường hợp do pháp luật quy định.

– Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

– Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại:

1. Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
2. Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây:

a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.

b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.

c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.

d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web