1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Nhãn hiệu và thương hiệu

Sự phát triển của kinh tế đất nước cũng như sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào với nền kinh tế thế giới đã khiến cho những thuật ngữ như thương hiệu và nhãn hiệu đang được dùng một cách phổ biến. Tuy nhiên, nhiều chủ thể không phân biệt được hai khái niệm này, gây khó khăn cho việc đăng ký bảo hộ cũng như việc bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu của mình.

Khi tìm hiểu về một doanh nghiệp, để nhận diện và lựa chọn một cách chính xác những dòng sản phẩm/dịch vụ nào đó, đầu tiên người tiêu dùng sẽ phân biệt các sản phẩm/dịch vụ bằng nhãn hiệu.  Nói cách khác, chính nhãn hiệu tạo nên sự khác biệt và lưu giữ hình ảnh của một thương hiệu. Đồng thời, đây cũng chính là đối tượng dễ bị “nhái” nhất khi các đơn vị cạnh tranh khác muốn ăn theo uy tín doanh nghiệp. Do đó, để bảo vệ thương hiệu và chống sự cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ, cách tốt nhất là nên đăng kí nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng. Từ đây, có thể thấy hai đối tượng này có mối liên hệ tương trợ lẫn nhau .Vậy nhãn hiệu là gì ? Thương hiệu là gì ?

Thứ nhất, về khái niệm :

Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Nhãn hiệu chính là thứ đầu tiên và quan trọng nhất giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng hay đối tác của mình. Nhãn hiệu cũng là yếu tố giúp khẳng định vị thế của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh khác.

Thương hiệu chính là một cái tên, gắn liền với sản phẩm dịch vụ hoặc một doanh nghiệp nào đó, gắn liền với chủ sở hữu là nhà sản xuất và được ủy quyền đại diện cho một cá nhân đại diện thương mại chính thức. Để có được một thương hiệu đó là cả một quá trình nỗ lực và cố gắng của doanh nghiệp.Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Mặc dù không được pháp luật quy định nhưng thuật ngữ thương hiệu vẫn được dùng phổ biến và sử dụng trong thương mại, marketing…Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Thương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế.

Thứ hai, về pháp lý:

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chỉ mới có định nghĩa về nhãn hiệu chứ chưa có định nghĩa về thương hiệu. Do đó chỉ có nhãn hiệu mới được bảo hộ quyền SHTT và các đối thủ khi muốn cạnh tranh chỉ có thể làm giả nhãn hiệu.

 

1

Nhãn hiệu là đối tượng của  Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam nên được các cơ quan chức năng nhà nước công nhận và bảo hộ là điều đương nhiên, còn thương hiệu lại là kết quả phấn đấu của doanh nghiệp và được người tiêu dùng công nhận và ghi nhớ trong lòng.

Thứ ba, về vật chất :

Nhãn hiệu là cái hữu hình, còn thương hiệu là cái vô hình có thể cảm nhận được. Người ta có thể thấy được nhãn hiệu nhưng không nhìn thấy được thương hiệu. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, giúp khách hàng nhận diện bên ngoài. Khi nói đến thương hiệu người ta sẽ nhắc đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu và điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu hàng hóa. Nói đến thương hiệu không chỉ nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng hàng hóa trong tâm trí của người tiêu dùng. Vì thế có thể nói thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu là phần xác.

2

Thứ tư, về thời gian :

Nhãn hiệu được tạo đôi khi trong thời gian ngắn, thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng… nhưng để xây dựng một thương hiệu thì mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.

Thương hiệu hàng hóa có thể tồn tại mãi với thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định.

3

Thứ năm, số lượng :

Nhãn hiệu thường gắn với sản phẩm, còn thương hiệu thường gắn với nhà sản xuất. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau.

Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry…  hay thương hiệu Hon đa có những nhãn hiệu : Dream, Air Blade, Vision…

Như vậy, từ những tiêu chí trên ta có thể thấy giữa hai yếu tố này có mối liên hệ với nhau : Thương hiệu của một công ty thường bao gồm cả các đối tượng sở hữu trí tuệ khác như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, hoặc một chỉ dẫn, hay một tên thương mại của công ty, quyền tác giả và cả những đối tượng khác không phải là quyền sở hữu trí tuệ như uy tín, chất lượng, phương thức phục vụ, chăm sóc khách hàng của công ty đó. Như thế, trong nhiều trường hợp, một thương hiệu có thể chính là một nhãn hiệu. Tuy nhiên, khí đó, nhãn hiệu này phải được biết đến rộng rãi hoặc phải đạt được những uy tín nhất định trên thị trường.

Nhãn hiệu và thương hiệu về mặt lý thuyết đều có thể định giá nhằm mục đích xác định tài sản, góp vốn hay chuyển nhượng, chuyển giao quyền. Tuy vậy, do bản chất chúng không hoàn toàn giống nhau nên cách đánh giá phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Trên đây là những dấu hiệu cụ thể của một nhãn hiệu và thương hiệu để doanh nghiệp có thể phân biệt rõ ràng và có được những giải pháp an toàn bảo vệ cho các loại tài sản trí tuệ này của mình.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web