1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Nhãn hiệu chứng nhận – một loại nhãn hiệu đặc biệt

Nhãn hiệu chứng nhận là gì? Pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay quy định như thế nào về nhãn hiệu chứng nhận?

Khoản 18 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đỏi bổ sung năm 2009 quy định về nhãn hiệu chứng nhận như sau:

“ Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chứ, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản cuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”

Ai sẽ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận ?

Theo khoản 4 Điều 87 Luật sở hữ trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì: “ Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác nguồn gốc địa lý đăc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.”

Như vậy, quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận sẽ phụ thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền dăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Tài liệu yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận (tính chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý hay kết hợp các yếu tố) gồm:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận: phải có đầy đủ những nội dung sau đây:

+ Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;

+ Điều kiện để được dử dụng nhãn hiệu;

+ Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;

+ Phương pháp đánh giá đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và  phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;

+ Chi phí sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu(nếu có).

– Tài liệu chứng minh tư cách người nộp đơn (có thể là Giấy phép thành lập tổ chức);

– Tài liệu xác nhận cho phép đăng ký và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nguồn gốc địa lý);

– Bản thuyết minh chất lượng hàng hoá/dịch vụ;

– Bản đồ xác định địa giới (yêu cầu bản đồ địa giới này phải được xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hoặc tính chất, chất lượng phụ thuộc vùng địa lý đó).

Một số nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam như Chè Ba Vì, Sữa Ba Vì, Dứa CAYENNE Đơn Dương….

Ở nhiều nước, khác biệt giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là: nhãn hiệu tập thể chỉ được sử dụng cho một nhóm doanh nghiệp cụ thể. Ví du: các thành viên thành lập hiệp hội, trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể sử dụng cho bất kỳ chủ thể nào đáp ứng được tiêu chuẩn xác định của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận. Một yêu cầu quan trọng đối với nhãn hiệu chứng nhận là củ thể nộp đơn đăng ký phải được xem là “có thẩm quyền chứng nhận” hàng hóa có liên quan.

Nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng cùng với các nhãn hiệu riêng của nhà sản xuất hàng hóa nhất định. Nhãn hàng hóa sử dụng như nhãn giệu chứng nhận là bằng chứng chứng tỏ rằng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể được đặt ra khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Thủ tục và thời gian đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13- 16 tháng. Trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét.

Quy trình tẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:

 

Thẩm định về hình thức: đơn sẽ được thẩm định về hình thức xem có đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt hình thức không. Ví dụ: người nộp đơn đã nộp đầy đủ cá tài liệu cần thiết chưa, phân nhóm các sản phẩm /dịch vụ có chính xác không… Kết quả của thẩm định hình thức sẽ có trong vòng 1 đến  2 tháng kể từ khi nộp đơn và Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và gửi cho người nộp đơn.

Công bố đơn trên Công báo sở công nghiệp: đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp với mục đích xem có bất kỳ bên thứ 3 nào phản đối đơn hay không và sau đó được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung.

Thẩm định nội dung(9-10 tháng): Mục đích của giai đoạn này là xem xét xem nhãn hiệu xin đăng ký co đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật không. Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục sở hữu tri tuệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Người nộp đơn. Nếu nhãn hiệu không đáp ứng cá tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục sở hữ trí tuệ sẽ ra thông báo kết quả xét nghiệm nội dung ( từ chối) và Người nộp đơn có 02 tháng để trả lời thông báo này.

Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: nếu đơn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp bằng và Người nộp đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí cấp bằng trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày có thông báo. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho Người nộp đơn trong  vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng.

Quý khách còn điều gì vướng mắc về sở hữu trí tuệ liên hệ Hotline 1900 8698 để được bộ phận luật sư chuyên trách của Hãng Luật Newvision hỗ trợ và tư vấn chi tiết

»Xem thêm: hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web