1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Một số quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý của pháp luật Việt Nam

Bài viết này, Newvision Law sẽ nêu ra một số quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cụ thể:

1. Những điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng Sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.

Về những điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ quy định tại Điều 79 Luật SHTT 2005 bao gồm:

– Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

– Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

⇒ Như vậy, để có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý thì cần phải tồn tại một địa danh và tại địa danh này một loại sản phẩm nào đó được sản xuất ra mà danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của sản phẩm được quyết định bởi những điều kiện địa lý của địa danh đó.

Vậy để sản phẩm có được những đặc tính khác biệt, bắt buộc sản phẩm đó phải được sản xuất tại địa danh đó. Chúng ta có thể lấy một số ví dụ điển hình đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận, bảo hộ là chỉ dẫn địa lý như: Nước mắm Phú Quốc; Cà phê nhân Buôn Ma Thuột; Bưởi Đoan Hùng; Vải thiều Thanh Hà,…

2. Những đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Theo quy định tại Điều 80 Luật SHTT 2005 thí có 4 loại đối tượng sau không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, bao gồm:

– Thứ nhất: Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam

– Thứ hai: Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng nữa.

– Thứ 3: Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.

– Thứ 4: Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Như vậy, nếu một địa danh đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm được sản xuất tại đó thuộc một hoặc nhiều hơn trong bốn trường hợp nêu trên sẽ không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý.

3. Những tư vấn về phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý

– Đối với phạm vi bảo hộ về mặt lãnh thổ, các đối tượng SHTT nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng trong trường hợp được Cục SHTT Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý thì Giấy chứng nhận đó chỉ có hiệu lực tại Việt Nam, do đó phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý là trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

– Về mặt thời gian, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp

– Về phạm vi quyền, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.

+ Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường.

+ Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dân địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa phương.

– Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định pháp luật hiện hành.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web