1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Làm thế nào để xác định và bảo vệ nhãn hiệu nổi tiếng ?

Nhãn hiệu nổi tiếng, theo định nghĩa tại Khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.”

Như vậy, nhãn hiệu nổi tiếng mang những đặc điểm riêng biệt, đó là những sản phẩm mang chất lượng, uy tín tốt, được số đông người tiêu dùng biết đến và tin tưởng trên lãnh thổ Việt Nam. Do những tính chất như vậy, nhãn hiệu nổi tiếng là đối tượng rất dễ bị xâm phạm nhằm để chuộc lợi. Rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đã bị xâm phạm bằng việc sử dụng dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn, sản xuất hàng nhái,… Do vậy, các doanh nghiệp sở hữu một nhãn hiệu nổi tiếng luôn luôn trăn trở suy nghĩ về việc bảo vệ nhãn hiệu nổi tiếng của mình.

Thông thường, như các hệ thống pháp luật trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng cũng là một đối tượng được bảo hộ theo cơ chế tự động. Khi đã có đủ những yếu tố để xác định là nhãn hiệu nổi tiếng thì nó đã lập tức được bảo vệ khỏi những hành vi xâm phạm. Tuy vậy để xác định được đâu là nhãn hiệu nổi tiếng thì cần phải dẫn chiếu thêm các quy định khác trong Luật sở hữu trí tuệ:

Thứ nhất, xét trên định nghĩa mà Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, thì nhãn hiệu nổi tiếng phải là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến trong lãnh thổ Việt Nam.

Tức là, cho dù một nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới, mà trong lãnh thổ Việt Nam lại ít được biết đến bởi người tiêu dùng thì cũng không thuộc vào phạm vi bảo hộ của pháp luật Việt Nam

Thứ hai, Nhãn hiệu nổi tiếng được xác định thì phải có các tiêu chí sau đây, theo Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009:

– Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.

– Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.

– Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.

– Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.

– Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.

– Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.

– Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Các tiêu chí này giúp cho các chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng biết phương hướng để thu thập, tổng hợp các minh chứng để chứng minh độ nổi tiếng cho nhãn hiệu của mình.

Thứ ba, Thực hiện thủ tục Ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ theo đúng quy định tại Thông tư 01/2007 Của Bộ Khoa học Công nghệ sửa đổi bổ sung bởi các Thông tư số 13/2010/TTBKHCN ngày 30/7/2010, Thông tư số18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011, Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2012 và Thông tư số Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN.

Theo thông tư này, quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng ký. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng các tài liệu quy định dưới đây để chứng minh quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu và chứng minh nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện để được coi là nổi tiếng:

– Thông tin về phạm vi, quy mô, mức độ, tính liên tục của việc sử dụng nhãn hiệu, trong đó có thuyết minh về nguồn gốc, lịch sử, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

– Số lượng quốc gia nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng; danh mục các loại hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu được lưu hành, doanh số bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ;

– Số lượng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được sản xuất, tiêu thụ;

– Giá trị tài sản của nhãn hiệu, giá chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu;

– Đầu tư, chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nhãn hiệu, kể cả cho việc tham gia các cuộc triển lãm quốc gia và quốc tế;

– Các vụ việc xâm phạm, tranh chấp và các quyết định, phán quyết của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền;

– Số liệu khảo sát người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng và quảng cáo, tiếp thị;

– Xếp hạng, đánh giá uy tín nhãn hiệu của tổ chức quốc gia, quốc tế, phương tiện thông tin đại chúng;

– Giải thưởng, huy chương mà nhãn hiệu đã đạt được;

– Kết quả giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ.

Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận dẫn đến quyết định xử lý xâm phạm quyền nhãn hiệu nổi tiếng hoặc không công nhận bảo hộ nhãn hiệu khác thì nhãn hiệu nổi tiếng đó sẽ được ghi nhận vào danh mục nhãn hiệu nổi tiếng được lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ để làm thông tin tham khảo phục vụ công tác xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Để làm rõ hơn, lấy một ví dụ như sau khi một nhãn hiệu đăng ký bảo hộ có những dấu hiệu tương tự với một nhãn hiệu nổi tiếng khác, bị cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì nhãn hiệu nổi tiếng đó sẽ được Ghi nhận vào Danh mục của Cục sở hữu trí tuệ.

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web